Nằm ngay ngã tư đường Lý Văn Phức - Bùi Quốc Khái (quận Ngũ Hành Sơn,ườiđànôngmênhặtrácbịgọikhùngvìchởcảxetảirácvềnhàsoi kèo số Đà Nẵng) căn nhà của anh Lê Thành Long thu hút người đi đường bởi nét độc đáo.
Tầng trệt căn nhà được thiết kế như quán cafe tái chế. Căn nhà được xây dựng từ nhiều loại rác thải khác nhau do chính anh Long nhặt về. Từ trong nhà ra ngoài sân, nào bàn ghế, bếp, bồn rửa tay, giỏ hoa, xích đu… đều là những vật dụng được anh tái chế từ rác. Anh Long ấp ủ tạo ra không gian gần gũi, thân thiện với môi trường, lan toả thông điệp sống xanh cho mọi người.
Anh Long chia sẻ, gần chục năm trước, vì quá yêu thành phố biển xinh đẹp, anh Long quyết định chuyển từ Buôn Mê Thuột về Đà Nẵng sinh sống.
Trong những lần lang thang bãi biển, nhận thấy rác thải trôi dạt vào bờ ngày càng nhiều, anh đã quyết định nhặt rác, mang chúng về nhà để tái sinh vòng đời mới.
Từ xưa anh Long đã có sở thích mày mò làm đồ trang trí từ những thứ bỏ đi. Khi về Đà Nẵng sinh sống, anh càng có cơ hội để làm điều này. Nhà chỉ cách biển Tân Trà 300m nên anh thường lang thang bãi biển để nhặt nhạnh đồ.
Đặc biệt, vợ anh cũng có chung sở thích này. Công việc chính của hai vợ chồng là làm kinh doanh nhưng hễ có thời gian rảnh lại rủ nhau đi nhặt rác. Mỗi lần đi anh mang theo cả xe tải, chở về nào lưới, gỗ cây, chai lọ, phao…
“Ban đầu thấy tôi mang rác về nhà, không ít người bảo tôi bị khùng. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những thứ tưởng chừng như bỏ đi lại biến thành vật dụng hữu ích, mọi người bắt đầu thay đổi suy nghĩ. Đến bây giờ, bạn bè, hàng xóm xung quanh mỗi khi có đồ dùng bỏ đi lại gọi tôi đến lấy. Hay thỉnh thoảng các bạn tôi lại chủ động gọi “Long ơi đi nhặt rác đi”, anh Long kể.
Kể lại kỷ niệm vui và cũng là hi hữu trong khi nhặt rác, anh Long chia sẻ: “Hôm đó hai vợ chồng cùng nhiều người trong nhóm ra biển nhặt rác, làm sạch biển sau trận mưa thì bất ngờ nhặt được chiếc túi xách hàng hiệu Louis Vuiton nằm vùi trong rác. Chiếc túi còn mới, có cả tag. Nhặt rác nhiều năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy hàng hiệu đắt tiền bị vứt bỏ”.
Nhặt rác không chỉ làm sạch môi trường mà lâu dần còn là cách làm giảm stress. Mỗi khi nhặt được thứ gì đó, nảy ra ý tưởng biến chúng thành vật dụng hữu ích, anh lại cảm thấy vui. Anh cũng thường xuyên dành tặng bạn bè, có khi là bộ bàn ghế, bình hoa, khay trà… được làm từ “rác”.
Theo anh Long, việc tái chế thường không mất nhiều thời gian, trung bình chỉ mất khoảng 30 phút là anh hoàn thành xong nhưng khó nhất là lên ý tưởng.
“Bếp nướng này làm từ chiếc bàn bi lắc vứt đi, khung gương, chiếc xích đu làm từ dây thừng, gỗ trôi dạt ở bờ biển, chậu cây này cũng làm từ gỗ mục nhặt về…”, anh Long giới thiệu.
Với đôi bàn tay khéo léo, anh Long thường được lớp con gái tin tưởng nhờ trang trí trong các dịp cắm trại, lễ hội…
Anh Long cho biết, trong mỗi sự kiện, mọi người thường mua sắm, sử dụng nhiều rác thải nhựa để trang trí và sau đó lại thải ra môi trường. Còn anh không ngại đi khắp nơi, ra biển, đến các điểm tập kết rác nhặt nhạnh những thứ bị bỏ đi biến chúng thành nguyên vật liệu mới.
“Tất cả đều rất dễ kiếm, sẵn có và không mất tiền. Tôi hi vọng, qua mỗi sản phẩm mình làm sẽ giúp các con ý thức được việc bảo vệ môi trường”, anh Long chia sẻ.
Hiện tại anh đang ấp ủ xây dựng quán cafe làm từ nhiều loại rác thải, biến nơi đây thành không gian trưng bày các sản phẩm từ rác, mở các hoạt động trải nghiệm, làm các món đồ tái chế đơn giản. Anh hi vọng việc làm nhỏ của mình sẽ góp phần lan toả lối sống xanh, hạn chế rác thải ra môi trường.