发布时间:2025-01-10 10:10:43 来源:88Point 作者:Thể thao
>>Đại biểu Vũ Tiến Lộc: Gia tốc cải cách để tận dụng cơ hội từ CPTPP
>>Thúc đẩy đổi mới,ấttrícaonhưngquantrọnghànhđộngthếnàbang xếp hạng bóng đá y mở rộng cơ hội tăng trưởng kinh tế
Cơ hội nhiều hơn thách thức, kể cả thách thức cũng là cơ hội
Phát biểu tại phiên thảo luận hội trường, các đại biểu cho ý kiến đều bày tỏ nhất trí cao với tờ trình của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và các văn kiện có liên quan.
Theo đó, các đại biểu đều khẳng định việc ký kết và gia nhập cũng như phê chuẩn kỳ này của Quốc hội là một quyết định quan trọng, khẳng định sự chủ động trong hội nhập quốc tế, nâng cao nội lực trong nước, nâng cao khả năng ứng phó với các tác động của kinh tế thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Quốc hội sáng 5/11. Ảnh: quochoi.vn |
ĐB Đôn Tuấn Phong (An Giang) cho rằng, việc Việt Nam tham gia Hiệp định này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn là thách thức. Theo đó, về kinh tế, CPTPP sẽ giúp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng hơn. Hiệp định này cũng có nhiều ưu đãi hơn so với các hiệp định thương mại tự do song phương mà Việt Nam đã có với 7/10 nước đối tác trong CPTPP.
Cũng theo ĐB Đôn Tuấn Phong, cơ cấu xuất nhập khẩu của ta với 10 nước còn lại mang tính bổ sung nhiều hơn là cạnh tranh và quan trọng hơn, việc tham gia CPTPP sẽ tạo điều kiện hơn nữa để Việt Nam có thể tiếp tục đổi mới về chính sách, tăng cường hội nhập và phát triển.
Đồng tình với việc cần thiết phải gia nhập CPTPP, ĐB Hoàng Quốc Thưởng (Hải Dương) còn cho rằng: “Việc gia nhập CPTPP có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Tuy nhiên, tôi cho rằng kể cả những thách thức cũng chính là cơ hội”.
Theo ĐB Hoàng Quốc Thưởng, CPTPP là một hiệp định thương mại thế hệ mới, được coi là hiệp định toàn diện và tiến bộ, bởi hiệp định không chỉ đề cập đến thương mại mà còn đề cập đến vấn đề lao động, môi trường, cải cách thể chế.
ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cũng cho hay, nền kinh tế Việt Nam có độ mở kinh tế rất cao, điều đó có nghĩa nền kinh tế nước ta đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường bên ngoài. Do vậy, nếu muốn ổn định sự phát triển này đương nhiên chúng ta phải giữ được cam kết với các thị trường bên ngoài. Như vậy, khi tham gia vào CPTPP chính là một cơ hội rất tốt để chúng ta giữ vững cam kết của thị trường 11 nước thành viên.
Chính vì vậy, theo ĐB Hoàng Văn Cường: “Đến thời điểm này có lẽ chúng ta không mất nhiều thời gian để bàn luận là nên hay không nên thông qua CPTPP; mà quan trọng là cần làm rõ xem chúng ta hành động như thế nào để có thể tận dụng được những lợi thế, cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi có thể mang lại”.
Cần cải thiện căn bản môi trường kinh doanh
Qua các phát biểu thảo luận, các đại biểu đều cho rằng, vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để Việt Nam có thể triển khai Hiệp định một cách hiệu quả nhất. Đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ĐB Lê Thu Hà (Lào Cai) cho rằng, một vấn đề đặc biệt, vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn nhất đối với Việt Nam ở góc độ quốc gia, đó là cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và minh bạch. Theo ĐB Lê Thu Hà, đây mới chính là lợi ích lâu dài khi tham gia CPTPP.
Thực tế, những đổi mới về thể chế và quyết tâm của Chính phủ trong thời gian qua đã tạo ra động lực lớn để các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng rằng Việt Nam đã có những bước đi rất mạnh mẽ và quyết liệt; tuy nhiên, những nỗ lực ấy mới chỉ là bước đầu. Vì vậy, ĐB Lê Thu Hà cho rằng, cần phải cải cách sâu rộng hơn nữa để cải thiện căn bản môi trường kinh doanh và đáp ứng những yêu cầu của cam kết và hội nhập quốc tế, đặc biệt là CPTPP.
Cũng theo ĐB Lê Thu Hà, bên cạnh những ưu đãi vàng CPTPP mang lại thì thách thức của nền kinh tế Việt Nam nằm ở năng lực cạnh tranh. “Nếu không quyết liệt đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường năng lực khoa học công nghệ, thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời cơ của CPTPP, đồng thời chịu những tác động không thuận của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, ĐB Hà nêu.
ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cũng đề cập thêm một thách thức, đó là lộ trình cắt giảm thuế suất và các khoản thu. Theo Chương II của Hiệp định về đối xử quốc gia và mở rộng thị trường đối với các hàng hóa, Việt Nam cam kết duy trì và đưa ra lộ trình cắt giảm thuế suất từ 5 - 16 năm đối với các loại hàng hóa tính từ khi tham gia hiệp định. Theo ĐB Tiến, trong thời gian này, cần tính đến sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, như chăn nuôi, trồng trọt.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cho rằng, Chính phủ cần chủ động có đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan, bảo đảm thực thi hiệp định có hiệu quả; đặc biệt là cần có chương trình hành động cụ thể.
Do vậy, trong phần phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu nêu, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, trong quá trình thực thi Hiệp định, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành thường xuyên cập nhật đánh giá tác động đến tổng thể nền kinh tế, cũng như từng lĩnh vực cụ thể, để xây dựng các giải pháp điều hành một cách phù hợp sau khi phê chuẩn hiệp định. Chính phủ đã có báo cáo, trong đó có đưa ra những định hướng cơ bản cho việc thực thi Hiệp định và tiếp tục chỉ đạo Bộ Công thương, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công lộ trình triển khai một cách chủ động. Các nội dung của kế hoạch đưa ra của Chính phủ cũng nêu những định hướng lớn, đề ra những chương trình hành động cụ thể để triển khai hiệp định này./.
D.T
相关文章
随便看看