Duy trì chính sách tài khoá để "mở lối" cho kinh tế 2024 Doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng lợi lớn từ chính sách hỗ trợ thuế,óihỗtrợkinhtếKhôngcầnnhiềuchínhsáchnhưngcầnhiểudoanhnghiệpmuốngìsoi keo real phí 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 43, nhiều chỉ tiêu cơ bản hoàn thành |
Quốc hội thảo luận ở hội trường. Ảnh: Quochoi.vn |
Ngày 25/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.
Chính sách giúp vực dậy cả cung và cầu của nền kinh tế
Đánh giá báo cáo của Đoàn giám sát rất toàn diện và đồ sộ, các ý kiến cơ bản thống nhất với báo cáo kết quả giám sát. Đồng thời nhấn mạnh, đây là chương trình lớn nhất từ trước đến nay, khẳng định việc ban hành và triển khai thực hiện nghị quyết là đúng đắn, kịp thời với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã hỗ trợ cho công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) đã chỉ rõ nhiều kỳ tích của Nghị quyết 43 đối với nền kinh tế - xã hội như GDP năm 2022 tăng 8,12%, năm 2023 tăng 5,05%, tăng giải ngân đầu tư công đến 635km đường cao tốc Bắc Nam phía Đông; tiết giảm chi phí hỗ trợ dòng tiền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân… |
Các đại biểu cũng cho rằng, các chính sách đã giúp bổ sung nguồn lực lớn của ngân sách nhà nước và nguồn huy động khác để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, vực dậy cả cung và cầu của nền kinh tế.
Nhưng theo đại biểu Đặng Thị Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình), đến thời điểm hiện nay, một số chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả kịp thời, tuy nhiên việc ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách cũng còn tồn tại, hạn chế, đặc biệt là công tác xây dựng, đề xuất danh mục dự án đầu tư từ nguồn vốn chương trình của một số bộ, ngành, địa phương...
Đồng quan điểm, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) đánh giá, quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ vốn chậm; tiến độ giải ngân một số dự án không bảo đảm dù đã được cho phép kéo dài; một số chính sách thực hiện không đạt mục tiêu đề ra. Đến hết năm 2023 còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, chưa phục hồi, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể. Một số chính sách hỗ trợ người dân, người lao động triển khai còn chậm, còn lúng túng.
Đại biểu Mai Văn Hải cho rằng, nguyên nhân ủa những tồn tại, hạn chế trên có cả nguyên nhân chủ quan, khách quan nhưng chủ yếu là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt. Việc áp dụng cơ chế đặc thù có việc còn vướng mắc và không ít cán bộ có tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm…
Bài học về cách lựa chọn và tính khả thi
Từ những hạn chế, tồn tại này, các đại biểu Quốc hội đều nhận định phải có đánh giá, rút kinh nghiệm từ những tồn tại, hạn chế .
Về vấn đề này, theo đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), những hạn chế trong tổ chức thực hiện cũng cần giải pháp căn cơ, cốt lõi hơn để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu, quan điểm của Nghị quyết. Theo đại biểu, phải khắc phục có hiệu quả công tác chuẩn bị đầu tư các dự án còn chậm. Đây là nguyên nhân chính của việc giải ngân thấp. Ngoài công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập thì cần phải làm rõ các danh mục đầu tư trình Quốc hội chưa sát thực tế dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng tới công tác phân bổ vốn, tiến độ thi công và giải ngân của các dự án...
Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng cho rằng, cần làm rõ hơn việc phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh có đủ năng lực làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn, tuyến cao tốc đi qua địa bàn có gì khó khăn trong khâu điều hành. Đây là chính sách mới, chưa có tiền lệ nên cũng cần có thời gian thực hiện rút kinh nghiệm để nhân rộng.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) phát biểu. Ảnh: quochoi.vn |
Liên quan đến đầu tư công, đại biểu Đặng Thị Bích Ngọc đề nghị có các giải pháp quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và xem xét cho phép kéo dài thời gian thực hiện nguồn vốn chương trình đến hết năm 2025 đối với các dự án có khả năng đến năm 2025 hoàn thành.
Cùng với đó, đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh Hoà Bình cũng đề nghị Quốc hội xem xét kéo dài việc thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và chương trình cho vay để mua, thuê mua nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội do những hiệu quả mà chính sách mang lại thời gian qua. Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại các Nghị quyết của Quốc hội và có các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế…
Về các cơ chế đặc thù, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) cho biết, tại Nghị quyết 43, trong một bối cảnh đặc biệt đã có những chính sách đặc biệt và qua giám sát cho thấy nhiều chính sách cũng phát huy tác dụng tốt có thể nhân rộng để áp dụng rộng rãi, như đơn giản hóa thủ tục trong khai thác mỏ hay đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi đất rừng đối với các dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, theo đại biểu, cơ chế chỉ định thầu chỉ nên áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh để đảm bảo tính kịp thời, còn trong bối cảnh bình thường cần áp dụng các quy định chung của pháp luật về đấu thầu để đảm bảo tính công khai, minh bạch, không cho phép lợi dụng pháp luật.
Ngoài ra, từ những hạn chế mà các đại biểu Quốc hội nhìn nhận, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng cần rút ra bài học về cách lựa chọn chính sách và tính khả thi của một số chính sách. “Nếu có thể làm lại, cá nhân tôi cho rằng rất cần có trọng tâm trọng điểm, chúng ta không cần nhiều chính sách, nhưng cần nâng cao tính khả thi và đặc biệt là cần đứng từ góc độ người dân để hiểu hơn người dân thực sự cần gì và doanh nghiệp thực sự muốn gì”, đại biểu Lưu Mai nhấn mạnh.
Thời gian thực hiện ngắn, một số cán bộ nảy sinh tâm lý sợ sai Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Nghị quyết số 43 được xây dựng trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đòi hỏi phải có giải pháp cấp bách để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân ổn định được đời sống, phục hồi dần kinh tế xã hội. Trong khi thời gian xây dựng và thực hiện chương trình là rất ngắn, chương trình có quy mô lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, tổ chức, đối tượng; kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, việc phối hợp thực hiện một số dự án còn chưa tốt, nảy sinh tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm ở một số cán bộ... là những nguyên nhân khiến một số kết quả đạt được không như kỳ vọng. Theo Bộ trường Nguyễn Chí Dũng về tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các bộ ngành đã hết sức tích cực, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, thành lập nhiều tổ công tác, đoàn công tác để đốc thúc triển khai. Vì thế, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, cải thiện quy trình, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách để các chính sách nhanh chóng được đưa vào cuộc sống. |