Phát triển đô thị thông minh được xác định là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy phát triển đô thị nhanh và bền vững. Từ thực tiễn phát triển đô thị thông minh,âydựngđôthịthôngminhĐịaphươnglúngtúkết quả bóng đá campuchia hôm nay thế giới đã chứng kiến những sự thay đổi trong tổ chức đi lại, phân phối hàng hóa, quản lý cơ sở hạ tầng và cung cấp năng lượng, giám sát môi trường, bảo đảm an ninh, bảo vệ tài nguyên và cung cấp dịch vụ công ở khu vực đô thị…
Theo ông Kim Do Hyon, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, đô thị hóa là xu hướng tất yếu của nhân loại cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng và phát triển đô thị phải hướng đến những giá trị chung toàn cầu, đó là những mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Thực tiễn ứng dụng đô thị thông minh tại các đô thị trên thế giới đã đem lại những hiệu quả tích cực như: Ứng dụng giao thông thông minh tại Stockhom, Thụy Điển đã làm giảm thời gian đi lại gần 50%, giảm phát khí thải 10%; Ứng dụng quản lý cấp nước thông minh ở Mumbai, Ấn Độ giúp giảm một nửa tỷ lệ thất thoát nước; Các tòa nhà thông minh tại Mỹ giúp giảm 10 - 30% tổng chi phí vận hành; Dự án TP Barcelona thông minh đã giảm 199 triệu USD nhờ làm việc từ xa, tạo mới 56.000 việc làm, thu hút 1.500 công ty mới...
Tại Việt Nam, theo đánh giá của chuyên gia, chúng ta đang gặp phải nhiều thách thức như tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều người di cư về thành phố để sinh sống, các tồn tại về quy hoạch, tình trạng ùn tắc giao thông, những bất cập về các vấn đề như an ninh, y tế, giáo dục, năng lượng, phát triển nhà ở, xử lý ô nhiễm môi trường... Do đó, xây dựng đô thị thông minh đảm bảo các yếu tố bền vững là yêu cầu cấp thiết.
Cụ thể, ông Trần Ngọc Linh, Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện Việt Nam có hơn 800 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc vào khoảng 37,5%, đóng góp khoảng 70% GDP của cả nước. Bên cạnh những đóng góp tích cực của quá trình đô thị hóa, các đô thị Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều thách thức như: Chất lượng tăng trưởng đô thị còn thấp, cơ sở hạ tầng và kết nối nghèo nàn, năng lực quản lý đô thị còn hạn chế…