Nhiều doanh nghiệp đã tái cơ cấu,ộTàichínhcógiảiphápđểdoanhnghiệpcónghĩavụđếncùngvớicácnhàđầutưkết quả trận alaves thanh toán, gia hạn trái phiếuTại cuộc họp báo của Bộ Tài chính, ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian qua, do khó khăn của thị trường trong nước, quốc tế, các doanh nghiệp (DN) phát hành trái phiếu có khó khăn trong thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu đến hạn. Đặc biệt, các vụ việc thời gian qua được xử lý nghiêm minh đã phát sinh tâm lý của thị trường, nhất là sau tháng 10/2022, tâm lý thị trường làm cho các DN khó phát hành trái phiếu mới để tiếp tục sản xuất kinh doanh cũng như thanh toán trái phiếu đến hạn.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định của các nghị định về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã tháo gỡ một số khó khăn ngắn hạn cho doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Nhờ đó, nhiều DN thời gian qua đã phát hành trái phiếu và có căn cứ pháp lý để tái cơ cấu lại, thanh toán, gia hạn trái phiếu. “Các giải pháp đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, tạo điều kiện cho DN tiếp tục tiếp cận thị trường và tăng cường khả năng trả nợ. Theo đó, đã có nhóm giải pháp ổn định thị trường và tăng cường vốn cho nền kinh tế; các chính sách giảm lãi suất cho vay để DN tiếp cận nguồn vốn; các chính sách liên quan đến thị trường bất động do Bộ Xây dựng chủ trì (giải pháp các thủ tục vướng mắc về pháp lý để các dự án sớm hoàn thành, gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội)… là những chính sách đã trực tiếp tháo gỡ khó khăn, tác động tốt tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp” - ông Nguyễn Hoàng Dương nhấn mạnh. Theo đại diện Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã làm việc trực tiếp với các DN, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã làm việc đôn đốc các DN thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn, trường hợp khó khăn phải cân đối nguồn tiền và đàm phán với trái chủ để thanh toán các khoản nợ trái phiếu. Bộ Tài chính đã khuyến nghị các DN công bố thông tin, minh bạch nhiều hơn để nhà đầu tư nắm được và tiếp tục đầu tư. Ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết, vừa qua, Bộ Tài chính đã có 5 văn bản đôn đốc các DN thanh toán trái phiếu đến hạn. Bộ Tài chính cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an chủ động tuyên truyền, tăng niềm tin cho nhà đầu tư và xử lý nghiêm các vụ việc tung tin đồn thất thiệt, ảnh hưởng tới thị trường… “Với giải pháp đó và nỗ lực từ phía DN, cộng với tình hình kinh tế vĩ mô tốt hơn, DN đã dần tái cơ cấu các khoản nợ và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà đầu tư trái phiếu” - ông Nguyễn Hoàng Dương nói. Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồiLàm rõ thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, những khó khăn đến từ nội tại của một hoặc một vài DN có thể có giải pháp nhanh chóng hơn. Tuy nhiên trên thực tế, xuất phát từ thực trạng của cả nền kinh tế và sản xuất kinh doanh của DN còn khó khăn, sẽ kéo theo những khó khăn chung. Do đó, Thứ trưởng khẳng định, “chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ, phục hồi sản xuất kinh doanh của DN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng”.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, thời gian qua với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, chúng ta đã giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng trưởng phục hồi dần, thu ngân sách đảm bảo…, chính là điểm tựa, là nền tảng quan trọng để thực thi các giải pháp, giải quyết được hết các khó khăn. Thứ trưởng nhấn mạnh: “Bộ Tài chính có giải pháp để các DN có nghĩa vụ đến cùng với các nhà đầu tư. Ngược lại, các trái chủ được bảo vệ nhưng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật”. Được biết, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP về trái phiếu DN được Chính phủ ban hành từ đầu tháng 3, đến nay chính sách đã có những thẩm thấu nhất định vào thị trường. Nghị định đã có khung pháp lý để DN đàm phán với trái chủ nhằm kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu hoặc hoán đổi trái phiếu đang lưu hành thành tài sản khác. Điều này đã giúp giảm bớt đáng kể áp lực trả nợ. Ước tính, 28/100 DN đến hạn thanh toán đã đạt được thỏa thuận với trái chủ gia hạn thêm 2 năm đến năm 2025. Đây có thể được coi là điều rất đáng khích lệ khi điều kiện kinh doanh đang có nhiều thách thức với DN bất động sản. Đáng chú ý, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 8/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trả lời một số vấn đề các đại biểu quan tâm như tháo gỡ cho thị trường bất động sản, trái phiếu DN, giải pháp kiểm soát lạm phát hay thu hút FDI. Trong đó, các giải pháp cho thị trường trái phiếu DN đã được Phó Thủ tướng làm rõ. Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, để hoàn thiện căn cứ pháp lý, tháo gỡ vướng mắc cho thị trường hoạt động thông suốt và hiệu quả; ban hành, sửa đổi nhiều nghị định. Trong quý I vừa qua, dù còn khó khăn nhưng các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đã ổn định tình hình, tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn./.
|