Tuần qua,ềnvàoampquotcổphiếutràđáthứ hạng của real valladolid trên hai sàn niêm yết, trong khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa và sụt giảm, nhiều cổ phiếu nhỏ, thị giá chỉ vài ba ngàn đồng lại tăng giá ấn tượng.
Nằm trong Top tăng giá mạnh nhất tuần qua, cổ phiếu SVN của CTCP Solavina trên sàn HNX đã ghi nhận mức tăng 27%, từ 2.600 đồng/CP lên 3.300 đồng/CP, thanh khoản đạt gần 2 triệu cổ phiếu/phiên.
Bất chấp kết quả kinh doanh không mấy tích cực khi lợi nhuận sau thuế quý IV/2016 âm hơn 1,3 tỷ đồng, năm 2016 chỉ hoàn thành 40% kế hoạch lợi nhuận, thị giá SVN đã có chuỗi 11 phiên trần liên tiếp. Việc tăng giá của SVN khá bất ngờ bởi cổ phiếu đã giao dịch ảm đạm trong thời gian dài. Thị trường cho rằng, nguyên nhân chính của đợt tăng này đến từ việc SVN chào bán 10 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, gấp khoảng 3 lần thị giá và được 12 cá nhân đăng ký mua hết cùng với kỳ vọng về việc thoái vốn tại CTCP Merici Việt Nam, công ty con của SVN với giá trị trên 92,5 tỷ đồng có thể đem lại lợi nhuận đột biến cho Công ty.
Cổ phiếu HKB của CTCP Nông nghiệp và thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc cũng là cái tên được chú ý khi tăng trần 3 phiên đầu tuần, sau đó lao dốc vào cuối tuần. HKB chính là quán quân tăng giá sàn niêm yết trong tháng 2/2017 với suất sinh lợi 211% (có 12 phiên tăng trần).
Trái ngược với kết quả kinh doạnh èo uột tại SVN, đà tăng của HKB bắt đầu khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý IV/2016 với doanh thu cao gấp 2 lần cùng kỳ, lợi nhuận đột biến 61,2 tỷ đồng, gấp hơn 55 lần cùng kỳ 2015, đưa lợi nhuận cả năm tăng lên 72 tỷ đồng (lợi nhuận 2015 đạt 5 tỷ đồng), vượt 38% kế hoạch.
Tất nhiên, đây mới là báo cáo tự lập của doanh nghiệp, chưa được kiểm toán, do vậy, những con số trên vẫn hoàn toàn có thể thay đổi. Mặt khác, khi xem xét báo cáo tài sản của Công ty, cũng có nhiều vấn đề cần lưu ý. Tại thời điểm cuối năm 2016, tổng tài sản của SVN đạt 250 tỷ đồng thì phải thu ngắn hạn chiếm tới 119,8 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính dài hạn 114,9 tỷ đồng. Phần lớn tài sản của SVN nằm ở khoản phải thu và đầu tư tài chính dẫn đến tiềm ẩn rủi ro lớn về dòng tiền hoạt động hay rủi ro thu hồi nợ.
Tình hình cũng tương tự tại HKB, khi khoản mục phải thu tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm lên 181 tỷ đồng, chiếm 71% tài sản ngắn hạn, khoản mục lợi thế thương mại hơn 447 tỷ đồng, chiếm 77% tài sản dài hạn, 53% tổng tài sản.
Câu chuyện tăng giá mạnh của SVN hay HKB là ví dụ điển hình về việc nhà đầu tư săn tìm các cổ phiếu nhỏ, mai phục chờ đợi tin tức đột biến đưa doanh nghiệp bật dậy. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này hầu hết có tình hình hình tài chính kém, kết quả kinh doanh thất thường, nếu không có đột biến, cơ hội tăng giá là rất khó. Mặt khác, do thị giá thấp, thường thu hút dòng tiền đầu cơ mạnh đẩy thị giá tăng giảm chóng mặt, rủi ro sẽ rất lớn cho những nhà đầu tư mua đuổi giá cao với kỳ vọng sinh lời trong ngắn hạn.
- Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm tra đột xuất sản phẩm bánh trung thu
- Lào Cai: Thu giữ hơn 6.680 trang sức mỹ ký không rõ nguồn gốc
- Một số hạng mục đường sắt trên cao Cát Linh
- Những “cánh tay” nối dài gìn giữ di sản vùng cao
- Bảo tồn văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- 12 người mắc kẹt trong vụ sập hầm thủy điện được giải cứu thành công
- Hà Nội tiếp tục được trông giữ ôtô, xe máy dưới các gầm cầu
- Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê
- Hàng trăm người hủy chuyến bay đến Đà Nẵng vì sợ bị cách ly
- Trao giải thưởng khuyến tài KOVA 2014