【trực tiếp al nasr】Chi nhánh Doanh nghiệp: Mớ bòng bong về pháp lý

时间:2025-01-26 23:31:02 来源:88Point

Chi nhánh Doanh nghiệp: Mớ bòng bong về pháp lý

Nguyễn Thuỳ An – Công ty Luật TNHH Penfield

Số lượng chi nhánh doanh nghiệp thành lập ngày càng nhiều nhưng chế định điều chỉnh chưa chặt chẽ,ánhDoanhnghiệpMớbòngbongvềpháplýtrực tiếp al nasr mâu thuẫn với nhau khiến cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch đều lúng túng.

Đi cùng với sự phát triển của doanh nghiệp là sự ra đời của chi nhánh với vai trò là hiện diện thương mại của doanh nghiệp đó trên địa bàn cụ thể và thực hiện một phần (hoặc toàn bộ) chức năng của doanh nghiệp. Hiện nay, số lượng chi nhánh doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều nhưng đối lập với tần suất xuất hiện dày đặc của nó lại là chế định điều chỉnh chưa chặt chẽ, có sự mâu thuẫn với nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

Điều này khiến cho chủ doanh nghiệp hay cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với chi nhánh đều còn khá lúng túng trong việc xác định tính hiệu lực của các giao dịch do chi nhánh xác lập. Đây cũng là nguyên nhân gây ra không ít bất cập trong hoạt động quản lý của nhà nước.

Để làm rõ những điểm bất cập hiện có trong quy định pháp luật, chúng ta cần hiểu về địa vị pháp lý của chi nhánh, từ đó có những kiến nghị xây dựng một chế định về chi nhánh hoàn thiện và đồng bộ hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích quy định pháp luật liên quan đến chi nhánh của doanh nghiệp trong nước nói chung theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) và Luật Doanh nghiệp (Luật DN) qua các thời kỳ, trước khi nghiên cứu sâu vào các quy định về chi nhánh của pháp nhân nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng mang tính chất đặc thù riêng (sẽ được nói đến ở các kỳ tiếp theo).

1. Khái niệm về chi nhánh

Được hình thành từ Luật Công ty số 47-LCT/HĐNN8 ban hành năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân số 48-LCT/HĐNN8 năm 1990, chế định về chi nhánh mới chỉ manh nha quy định thành lập chi nhánh mà chưa có khái niệm rõ ràng xác định tư cách của chi nhánh so với doanh nghiệp chủ quản. Chỉ đến khi BLDS năm 1995 có hiệu lực thì vấn đề trên mới được điều chỉnh bổ sung, tiếp nối là sự ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Theo đó, chi nhánh được định hình là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân/doanh nghiệp, và được chia ra làm hai mô hình là chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc theo quy định pháp luật về thuế và kế toán. Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

Quy định về mở chi nhánh doanh nghiệp vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong vấn đề pháp lý. Ảnh: Hoàng Sơn

Cho đến nay, quy định về chi nhánh căn bản vẫn được giữ nguyên, không có nhiều sự thay đổi kể cả trong Luật Doanh nghiệp 2020sắp có hiệu lực.

Tuy nhiên, khi đã xác định được địa vị pháp lý của chi nhánh trong các mối quan hệ thì cũng là lúc hoạt động của chi nhánh phát sinh mâu thuẫn giữa thực tiễn với quy định pháp luật, thậm chí còn có sự đối lập giữa các quy định pháp luật với nhau về tư cách hoạt động của chi nhánh, đặc biệt phải kể đến là trong lĩnh vực đấu thầu so với hoạt động kinh doanh thương mại nói chung.

2. Tư cách hoạt động của chi nhánh

Về chức năng uỷ quyền

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 (và Luật Doanh nghiệp 2020 sắp có hiệu lực), chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Khi ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì chi nhánh lại là đối tượng “hoạt động theo uỷ quyền của doanh nghiệp”.

Đối chiếu với quy định BLDS về giao dịch uỷ quyền, BLDS hiện hành chỉ điều chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh giữa cá nhân và pháp nhân, các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không tự mình tham gia giao dịch mà phải thông qua cá nhân có thẩm quyền và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Do đó chi nhánh cũng cũng không phải là bên được uỷ quyền như nội dung ghi nhận tại Giấy chứng nhận nói trên. Bản chất, người được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp về phạm vi công việc chính là người đứng đầu chi nhánh.

Như vậy có thể thấy, thực tế cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh sai về đối tượng được uỷ quyền, do đó mà nội dung thể hiện mâu thuẫn với quy định pháp luật dân sự nói chung. Hệ quả là có không ít doanh nghiệp ban hành văn bản nội bộ như điều lệ hay quy chế cũng theo hướng uỷ quyền cho chi nhánh hoạt động.

Tên gọi của chi nhánh – Đặt thế nào cho đúng?

Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật DN 2014 và hướng dẫn tại Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh. Phần tên riêng chi nhánh có thể bao gồm chữ cái tiếng Việt, tiếng nước ngoài, chữ số, ký hiệu và không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”. Ngoài nội dung trên, tên gọi của chi nhánh doanh nghiệpnói chung không có những hạn chế nào khác.

Tuy nhiên, việc đặt tên chi nhánh như thế nào để được chấp thuận lại không dễ dàng. Thông thường, tên chi nhánh hay gắn liền với địa danh nơi hoạt động của chi nhánh, như là “Chi nhánh Công ty TNHH X tại Hà Nội” hoặc trong trường hợp có nhiều chi nhánh tại một địa bàn tỉnh, thành phố thì sẽ gắn thêm số như “Chi nhánh số 2 Công ty TNHH X tại Hà Nội”.

Vấn đề đặt ra là nếu chi nhánh hoạt động ở thành phố A nhưng đặt tên có thành phố B thì có được chấp thuận không? Hay chi nhánh đặt tên bất kỳ thì sẽ thế nào? Vi dụ là: “Chi nhánh TP HCM - Công ty TNHH X tại Bắc Ninh”.

Rõ ràng, đặt tên như trên không vi phạm quy định pháp luật nhưng liệu hồ sơ đăng ký của Công ty TNHH X có được chấp thuận hay không, nếu phòng đăng ký kinh doanh ra công văn trả lại hồ sơ do tên gọi không được chấp thuận thì doanh nghiệp có thể giải trình với lý do pháp luật không cấm được không?

Đây còn là câu hỏi mở bởi không có quy định về tên gây nhầm lẫn của chi nhánh cũng không có quy định cấm nào khác. Đến nay, khi Luật DN 2020 sắp có hiệu lực, vấn đề tên gọi của chi nhánh cần thiết được đặt ra để điều chỉnh phù hợp tại các văn bản hướng dẫn.

Xí nghiệp – tư cách chi nhánh “đặc biệt”

Được hình thành với tư cách là đơn vị sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thống nhất, xí nghiệp do Nhà nước quản lý trực tiếp và hoạt động theo những nhiệm vụ kinh tế chính trị được Đảng và Nhà nước giao. Cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường, xí nghiệp dần được chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp hoặc đơn vị phụ thuộc tương ứng.

Tuy nhiên, vẫn còn một số các xí nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động của mình, và theo thời gian, được pháp luật thừa nhận địa vị pháp lý như một chi nhánh. Cụ thể, một xí nghiệp có tư cách của chi nhánh khi xí nghiệp đó không có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được nhận vốn từ pháp nhân khác và chịu sự chi phối của pháp nhân đó cho dù tên gọi của xí nghiệp không tuân thủ các thành tố phải có của tên gọi chi nhánh hay xí nghiệp không có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Những nội dung này được xác nhận căn cứ vào quyết định thành lập xí nghiệp mà điển hình có thể nói đến là Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trực thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC).

Về tư cách tham gia hoạt động đấu thầu

Khi chi nhánh thực hiện giao dịch dân sự với một chủ thể bất kỳ khác nói chung, có thể thấy người đứng đầu chi nhánh đang nhân danh doanh nghiệp thực hiện công việc trong phạm vi được ủy quyền, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân thành lập chi nhánhđó.

Tuy nhiên, nếu xét riêng trong lĩnh vực đấu thầu, hoạt động của chi nhánh lại gây ra không ít tranh cãi khi pháp luật quy định trường hợp tự thực hiện gói thầu. Theo đó, nếu tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu thì có thể lựa chọn áp dụng hình thức tự thực hiện bằng việc tiến hành ký kết hợp đồng với chính đơn vị phụ thuộc hoặc ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao.

Tư cách của chi nhánh khi ký kết hợp đồng với chính pháp nhân chủ quản vẫn là khúc mắc của nhiều doanh nghiệp.

Vấn đề đặt ra là chi nhánh hạch toán độc lập- một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp lại được đi ký kết với chính doanh nghiệp chủ quản để thực hiện gói thầu. Sau cùng có thể hiểu hai bên trong hợp đồng đều là một chủ thể, doanh nghiệp tự ký kết hợp đồng với chính mình để tự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện gói thầu, chi nhánh hạch toán độc lập có thể xuất hóa đơn yêu cầu thanh toán cho chính doanh nghiệp chủ quản cung cấp vốn hoạt động cho chi nhánh. Rõ ràng, đây là một giao dịch sai về mặt bản chất pháp lý.

Quy định này trong lĩnh vực đấu thầu có thể không lạ, thậm chí là rất phổ biến do đã được quy định từ khi Luật đấu thầu 2006 có hiệu lực với mục đích là để xử lý trong tình huống một pháp nhân tự tổ chức thực hiện (các) gói thầu cho chính mình, hạn chế việc chuyển nhượng thầu.

Thực chất công ty con cũng có thể hoạt động tương tự chi nhánh, nhưng để giữ đúng tinh thần của cơ chế “tự thực hiện”, tức là nội bộ công ty có thể tự triển khai gói thầu đó nên việc giao cho công ty con (một pháp nhân độc lập khác) là không phù hợp. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu việc giao (các) gói thầu này theo hình thức ký hợp đồng với chi nhánh thì giao dịch đó là sai về bản chất pháp lý.

Thực tế, đã có không ít doanh nghiệp thắc mắc về quy định trên trong pháp luật đấu thầu, nhất là tư cách của chi nhánh khi ký kết hợp đồng với chính pháp nhân chủ quản. Tuy nhiên, vấn đề này lại được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời rất ngắn gọn, trích dẫn lại quy định pháp luật (tại mục Trả lời công dân trên báo điện tử của Chính phủ) mà không giải đáp được gốc rễ mục đích câu hỏi.

Vô hình trung, chính pháp luật đấu thầu đã cung cấp thêm cho chi nhánh nhiều khả năng hơn mà nó vốn có, khiến thực tiễn hoạt động từ đó cũng biến hoá đa dạng theo. Điển hình là việc các chi nhánh doanh nghiệp (dù không có vốn nhà nước) khi muốn tham gia đấu thầu sẽ sử dụng hồ sơ năng lực của doanh nghiệp chủ quản để dự thầu và doanh nghiệp sẽ ký kết bộ hợp đồng với bên mời thầu (nếu trúng thầu).

Sau đó, bằng việc ký kết một giao dịch, hợp đồng “nội bộ”, doanh nghiệp sẽ chuyển gói thầu về cho chi nhánh thực hiện. Vấn đề này bên mời thầu có thể biết hoặc không biết bởi tựu trung lại thì trên “giấy tờ”,doanh nghiệp chủ quản vẫn là đơn vị thực hiện gói thầu và chịu trách nhiệm đối với quyền, nghĩa vụ phát sinh từ gói thầu.

Như vậy, với những quy định hiện hành của pháp luật dân sự, hợp đồng giữa doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp có thể bị vô hiệu do không có đáp ứng đủ điều kiện về mặt chủ thể được quy định tại Điều 117 BLDS. Tuy nhiên, pháp luật đấu thầu lại tự đặt ra cơ chế hoạt động làm mâu thuẫn quy định về dân sự, về doanh nghiệp nói chung mà đến nay vẫn chưa được cân nhắc sửa đổi, bổ sung phù hợp.

3. Kiến nghị

Nhìn chung, chi nhánh là một hiện diện thương mại rất phổ biến trong nền kinh tế nhưng quy định pháp luật không những ít mà còn có nhiều mâu thuẫn khiến cho thực tế hoạt động cũng trở nên mơ hồ. Do đó nhà lập pháp cần phải xem xét điều chỉnh các quy định về chi nhánh để đảm bảo nguyên tắc áp dụng BLDS, cũng như thể hiện đúng bản chất chi nhánh chỉ là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.

Cụ thể, để khắc phục mâu thuẫn hiện có, chúng tôi kiến nghị một số nội dung sau:

a) Thứ nhất, quy định đồng nhất BLDS và Luật DN về ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu chi nhánh một cách rõ ràng là chủ thể được pháp nhân uỷ quyền thực hiện công việc.

b) Thứ hai, bổ sung quy định về các trường hợp tên gọi chi nhánh gây nhầm lẫn. Có quy định cụ thể về cách đặt tên Chi nhánh để các cơ quan quản lý và doanh nghiệp không gặp lúng túng khi thực hiện đặt tên cho chi nhánh.

c) Thứ ba, có quy định rõ ràng về việc doanh nghiệp không thể giao kết hợp đồng với chi nhánh của chính mình. Đặc biệt sửa đổi quy định trong trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện gói thầu thì chỉ nên thông qua cách thức giao việc, giao nhiệm vụ, không thừa nhận hình thức doanh nghiệp/pháp nhân ký hợp đồng với các đơn vị phụ thuộc trong đó có chi nhanh để tự thực hiện gói thầu.

推荐内容