Bình Dương là tỉnh công nghiệp với dân số hơn 2 triệu đang sinh sống và làm việc. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong tỉnh,ệuquảtừmộtchươngtrìbảng xếp hạng giải nhất anh hệ thống y tế ngoài công lập phát triển mạnh. Để bảo đảm nguồn nhân lực y tế, nhiều năm qua tỉnh đã đẩy mạnh chương trình đào tạo theo địa chỉ sử dụng, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân tỉnh nhà.
Chủ trương đào tạo theo địa chỉ đã được Bộ Y tế đề xuất các tỉnh thực hiện từ năm 2008. Song song đó, tỉnh đã có chương trình “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011- 2015”. Để tạo sức hút, UBND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ sinh viên y dược đào tạo theo địa chỉ sử dụng, qua đó đã thu hút được nhiều sinh viên trúng tuyển chính thức đang theo học tại trường Đại học (ĐH) Y Dược ký hợp đồng với Sở Y tế. Sở cũng đã phối hợp với các trường ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y Cần Thơ theo dõi quá trình học tập, hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên học tập.
BS Lê Thị Ngọc Dung (giữa) tư vấn trước tiêm ngừa cho người dân
Chính sự quan tâm cùng những chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực, sinh viên đã yên tâm học tập, sau đó trở về phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bác sĩ (BS) Phạm Thị Mỹ Trinh, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: “Tự hào khi được theo học chương trình của tỉnh, chúng tôi thấy trách nhiệm của bản thân với nền y tế tỉnh nhà càng cao hơn. Những BS mới ra trường có nhiều cơ hội, nhưng chúng tôi không dao động tư tưởng, bởi xác định cống hiến và thử thách bản thân hơn là mục đích kiếm tiền…”. BS Lê Thị Ngọc Dung, đang công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng, là một trong những người học theo chương trình này. Tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành BS y học dự phòng, được chọn nơi công tác, nhưng BS Dung quyết định chọn làm việc tại trung tâm để theo đuổi đam mê đã chọn học. BS Lương Thị Hồng Lê, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng nhận xét, những BS học theo chương trình của tỉnh hiện đang công tác tại trung tâm có đạo đức, phong cách tốt, ý thức trách nhiệm với người dân, chịu khó học hỏi, nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân được tốt hơn.
Tính hết năm 2017, Sở Y tế đã cử 208 sinh viên đào tạo y, dược học tại 3 trường là ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y Cần Thơ. Và đến nay đã phân công 62 sinh viên, trong đó có 21 BS đa khoa nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; BS dự phòng, y học cổ truyền, răng hàm mặt và các chuyên ngành khác về nhận công tác tại các cơ sở y tế công lập hệ dự phòng và điều trị các tuyến của tỉnh. Theo đánh giá của lãnh đạo các cơ sở y tế, các sinh viên sau khi tốt nghiệp có trình độ chuyên môn khá tốt, nắm bắt công việc nhanh, yên tâm công tác, được giải quyết các chế độ đầy đủ. Đây là nguồn nhân lực trẻ, được ưu tiên bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp để trở thành một trong những bộ phận chủ lực, trụ cột trong các cơ sở y tế trong tương lai.
Có thể nói, qua 10 năm thực hiện chương trình này, Bình Dương là một trong những tỉnh thực hiện cơ bản, hiệu quả giải pháp trên trong bổ sung nguồn nhân lực y tế cho tỉnh nhà. Sở Y tế cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục chủ động phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo, viện đầu ngành để đào tạo cán bộ y tế theo kế hoạch, phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra theo đề án bảo đảm nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Sở cũng nghiên cứu, đề xuất với tỉnh về chế độ thu hút, giữ chân nguồn nhân lực y tế song song với tăng cường đào tạo theo địa chỉ sử dụng để bảo đảm công tác phòng bệnh, chữa bệnh tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của tỉnh Bình Dương hiện tại cũng như trong tương lai.
H.THÁI