当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【reysol vs】Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi Ấn Độ thay đổi chính sách ngoại thương

Tháo điểm nghẽn logistics,ệpcầnlưuýgìkhiẤnĐộthayđổichínhsáchngoạithươreysol vs thúc đẩy thương mại Việt Nam- Ấn Độ
Nhiều lưu ý cho doanh nghiệp về chính sách thuế
Chè, cà phê Việt nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào Ấn Độ
Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh, cần lưu ý xuất xứ hàng hoá
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, mới đây, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ thuộc Bộ Công Thương công bố Chính sách ngoại thương 2023, thay thế chính sách ngoại thương cũ ban hành từ năm 2015.

Theo đó, Ấn Độ đã thay đổi cách tiếp cận trong việc ban hành Chính sách ngoại thương 2023: từ hỗ trợ trực tiếp sang miễn giảm thuế; xác định tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm đặc trưng, nổi bật của các bang, thị trấn cụ thể, từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp; áp dụng công nghệ, tự động hóa và tái cấu trúc quy trình liên tục để tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại, mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành điểm trung chuyển hàng hóa như Dubai, Singapore hoặc Hồng Công (Trung Quốc); tập trung vào các khu vực mới nổi như xuất khẩu thương mại điện tử, phát triển các quận thành trung tâm xuất khẩu và hợp lý hóa chính sách phát triển từng sản phẩm đặc biệt (SCOMET) để tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, Ấn Độ sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ, đơn giản hóa hoạt động kinh doanh thông qua việc quản lý, cấp phép các giấy tờ thông qua việc phê duyệt trực tuyến, cắt giảm thủ tục hành chính, và cắt giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, xây dựng tiêu chí đánh giá nhà xuất khẩu theo việc xếp hạng từ 1 đến 5 sao, dựa trên tổng giá trị xuất khẩu hàng năm. Cho phép nhiều nhà xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi cao hơn. Trên cơ sở xếp hạng sao cho các nhà xuất khẩu để xác định các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi lãi suất ngân hàng.

Chính sách ngoại thương mới cũng đưa các mặt hàng vào chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Ấn Độ gồm: dệt may; sữa, khuyến khích người nông dân áp dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm; phát triển kinh tế xanh, mục tiêu đến năm 2070 đạt khí thải ròng bằng 0, tăng cường sản xuất các sản phẩm công nghệ như xe điện chạy bằng pin, xử lý tái chế nước thải.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, với các chính sách ngoại thương mới này, các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn phát triển hoạt động thương mại với Ấn Độ có thể nghiên cứu phân tích thị trường các bang, quận, thị trấn của Ấn Độ với các sản phẩm nổi bật, từ đó xác định thị trường đối tác đúng với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

Tuy nhiên, Thương vụ cũng khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp sang tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin, ngân hàng có thể nghiên cứu, tìm hiểu các cơ hội hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực này. Bởi Ấn Độ đang là cường quốc khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đứng thứ 3 trên thế giới.

分享到: