当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả net 30 ngày gần đây】Thủ tướng quyết định dừng triển khai cao tốc Hòa Bình

Phối cảnh cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.

Ngày 14/4,ủtướngquyếtđịnhdừngtriểnkhaicaotốcHòaBìkết quả net 30 ngày gần đây Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 465/QĐ-TTg về việc dừng triển khai Dự ánđầu tưxây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Cụ thể, Dự án xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo phương thức PPP đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ sẽ không tiếp tục thực hiện.

Thủ tướng giao UBND các tỉnh Sơn La, Hòa Bình chịu trách nhiệm toàn diện về đề xuất dừng triển khai Dự án; có phương án xử lý dứt điểm đối với các nội dung công việc đã thực hiện của Dự án trước đây, không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.

“UBND các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (trong đó có hình thức đầu tư công) để tiếp tục triển khai đầu tư theo quy hoạch, trong đó có việc nghiên cứu kế thừa các hồ sơ, tài liệu trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án trước đây nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật”, Quyết định số 465 nêu rõ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, GTVT, Xây dựng và các cơ quan có liên quan hướng dẫn UBND các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp để đầu tư tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo quy hoạch, bảo đảm khả thi, kịp thời, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Vào cuối tháng 12/2021, UBND tỉnh Sơn La đã có Tờ trình số 258/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc dừng thực hiện Dự án Xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu) theo hình thức PPP và chuyển sang đầu tư công.

Điểm nhấn đáng chú ý nhất tại tờ trình trên là việc UBND tỉnh Sơn La - đơn vị đang đóng vai trò là cơ quan nhà nước có thẩm quyền - kiến nghị người đứng đầu Chính phủ cho chủ trương dừng thực hiện Dự án theo hình thức PPP theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 và tách tuyến cao tốc dài 85 km này thành 3 dự án độc lập để triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Cụ thể, Dự án số 1 (từ Km0 đến Km19) sẽ được triển khai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do tỉnh Hòa Bình thực hiện. Dự án số 2 (từ Km19 đến Km53) đầu tư bằng vốn ODA và nguồn vốn hợp pháp khác do tỉnh Hòa Bình thực hiện. Dự án số 3 (từ Km53+00 đến cuối tuyến) sẽ thực hiện bằng vốn đầu tư công do tỉnh Sơn La đảm nhận.

Theo phương án triển khai được Thủ tướng phê duyệt, Dự án có chiều dài 85 km, giai đoạn 1 xây dựng theo quy mô cao tốc 4 làn xe, rộng 17 m, tổng mức đầu tư 22.294 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng hỗn hợp BOT và BT, trong đó vốn nhà đầu tư BOT là 17.294 tỷ đồng; phần vốn 5.000 tỷ đồng còn lại được Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư bằng giá trị quyền sử dụng đất tại Hòa Bình và Sơn La.

Tuy nhiên quá trình triển khai Dự án theo hình thức PPP gặp nhiều khó khăn do Dự án được phân kỳ thành các tiểu dự án (giải phóng mặt bằng theo từng địa phận hành chính, phân chia thành các đoạn tuyên xây dựng công trình) thực hiện trên địa bàn hai tỉnh Sơn La, Hòa Bình. Nếu thực hiện theo hình thức PPP thu phí kín, trong quá trình thực hiện sẽ khó khăn trong việc tỉnh Sơn La thực hiện nội dung dự án trên địa giới tỉnh Hòa Bình, khó khăn về công tác quản lý nguồn thu, giải ngân thanh toán...theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công. 

Hiện Dự án đang được phân chia thành 3 đoạn, trong đó đoạn tuyến I từ Km1 đến Km19 (đầu tuyến) thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia trong dự án; đoạn tuyến II từ Km19 đến Km53 (giữa tuyến) đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP bằng nguồn vốn của nhà đầu tư và vốn ngân sách nhà nước (trong đó chủ yếu là nguồn vốn Nhà đầu tư); đoạn tuyến III từ Km53 đến cuối tuyến đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Phương án này sẽ khó khăn trong thu hút nhà đầu tư tham gia thực hiện đoạn tuyến II, do đây là đoạn tuyến có nhiều công trình hầm, cầu, suất đầu tư lớn.

UBND tỉnh Sơn La khẳng định, do tách đoạn, phân kỳ đầu tư sẽ không thể thực hiện thu phí kín do đoạn đầu tuyến và đoạn cuối tuyến cũng như hạng mục giải phóng mặt bằng trên địa phương hai tỉnh Sơn La, Hòa Bình đã được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, việc thu phí kín gặp khó khăn sẽ không đảm bảo tính khả thi phương án tài chính, thời gian thu hồi vốn kéo dài. 

Bên cạnh đó, việc dừng thực hiện Dự án theo hình thức PPP theo chủ trương đã được phê duyệt tại Quyết định số 579/QĐ-TTg là cần thiết do pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP hiện hành không có quy định loại hợp đồng BOT kết hợp BT, không cho phép triển khai hợp đồng BT mới.

Trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT về phương án triển khai thực hiện Dự án. Tại các buổi làm việc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT đã xác định việc đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT là khó khăn, do khả năng huy động vốn của Nhà đầu tư rất lớn, phương án thu phí và khả năng thu phí tính khả thi không cao.

分享到: