【phát trực tiếp bóng đá hôm nay】Chi trả gói hỗ trợ 26.000 tỷ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động
(CMO) Sáng nay (ngày 16/9), Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị trực tuyến đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhóm chính sách gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính Phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chính sách hỗ trợ lao động tự do của UBND tỉnh; đặc biệt là giải pháp đối với các nhóm đối tượng: nhóm 2, nhóm 3, nhóm 5, nhóm 6.
Hội nghị do lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH chủ trì. |
Cụ thể, nhóm 2 (Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất), nhóm 3 (Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động), nhóm 5 (Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc) và nhóm 6 (Chính sách hỗ trợ lao động chấm dứt hợp đồng lao động).
Dự hội nghị ở các điểm cầu có 58 doanh nghiệp (DN), là những DN có sử dụng từ 10 lao động trở lên, có đóng BHXH, không bao gồm DN có vốn góp của Nhà nước.
Tính đến ngày 13/9, Cà Mau đã hoàn thành gói hỗ trợ 9/12 nhóm chính sách, với tổng số người hưởng hỗ trợ đã đề nghị và được duyệt là hơn 51.000 người, với số tiền hơn 38,4 tỷ đồng; đã chi hơn 48.800 người, số tiền hơn 32,7 tỷ đồng, đạt 85,16%/ tổng kinh phí đề nghị.
Hiện các huyện, thành phố bằng nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ của tỉnh (mở rộng đợt 2) theo Quyết định 1712/QĐ-UBND ngày 4/9/2021. Chỉ trong 2 ngày (ngày 14 và 15/9), toàn tỉnh đã đề nghị hỗ trợ trên 12.000 lao động, với số tiền hơn 18 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 23%/ tổng số lượng lao động đã rà soát.
Phát biểu tại điểm cầu huyện Năm Căn, đại diện Khách sạn Ozon cho rằng: “Các DN nhỏ và vừa đăng ký BHXH rất ít, các nhân viên làm thời vụ nhiều tại các DN, do đó, khi nhận được Quyết định 1712 của UBND tỉnh, họ rất mừng. Song, khó khăn là họ phải tự đến xã xin xác nhận, nhưng do trình độ, khó khăn đi lại do thực hiện giãn cách nên khó tiếp cận gói hỗ trợ, nên đề xuất cho công ty xác nhận và đề nghị để được phê duyệt”.
Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cà Mau, ông Trần Việt Hoá đề xuất Sở LĐ-TB&XH tiếp tục có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho nhóm đối tượng lao động sơ chế tôm (thời vụ) không làm trong DN, nhà máy. Riêng đối với các DN của tỉnh đăng ký thực hiện “3 tại chỗ” tuy có gần 2.000 lao động của công ty, song, thực tế chỉ khoảng 50% làm việc, nên cần hướng dẫn lao động tạm ngừng việc được hỗ trợ.
Ông Trần Việt Hoá, Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh đề xuất Sở LĐ-TB&XH tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho nhóm đối tượng lao động chưa nằm trong gói hỗ trợ. |
Ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH ghi nhận các ý kiến đề xuất; đồng thời đề nghị LĐLĐ tỉnh trước mắt quan tâm hỗ trợ nhóm đối tượng lao động chưa nằm trong gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, để tìm nguồn hỗ trợ khác như: gạo, quà… để họ giảm bớt khó khăn.
Đại diện Công ty TNHH Quang Bình (Khóm 11, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) kiến nghị ngoài gói hỗ trợ DN thụ hưởng, tỉnh cần quan tâm phân bổ vắc xin cho DN để kịp thời tiêm đầy đủ 2 mũi cho công nhân, đây là hỗ trợ thiết thực nhất để các DN sớm ổn định sản xuất, phục hồi kinh tế.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, ông Nguyễn Quốc Thanh cho biết: “Các ngành thống nhất đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành các nhóm đối tượng trước ngày 20/9. Do đó, sở, ngành tiếp tục phối hợp công tác truyền thông, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nhiều DN, đối tượng biết, sớm hoàn thành thủ tục thụ hưởng, đặc biệt các đơn vị đầu mối được giao thực hiện nhóm chính sách hướng dẫn DN hoàn thành thủ tục. Đồng thời đề nghị lãnh đạo UBND các huyện, thành phố kiểm tra, đôn đốc cấp xã, ấp, khóm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, lao động trong việc tiếp nhận đề nghị hỗ trợ, công tác xét duyệt và cập nhật kết quả chi dữ liệu vào phần mềm của Sở LĐ-TB&XH./.
Băng Thanh
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/997c798405.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。