当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【soi kèo inter turku】Cùng chăm lo người khuyết tật 正文

【soi kèo inter turku】Cùng chăm lo người khuyết tật

2025-01-10 00:38:22 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:692次

Để giúp người khuyết tật vượt lên hoàn cảnh,ămlongườikhuyếttậsoi kèo inter turku hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, Hậu Giang đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người khuyết tật.

Hai chân bị teo nhỏ, nhưng ông Hiệp vẫn luôn cố gắng lao động.

Vượt lên chính mình

Bị khuyết tật hai chân do ảnh hưởng của di chứng sốt bại liệt từ nhỏ, song ông Bùi Văn Hiệp, ở ấp Thạnh Phú, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, vẫn cố gắng lao động, không để làm gánh nặng cho gia đình, xã hội. Khi sinh ra, ông cũng khỏe mạnh như bao người khác, năm lên 3 tuổi, cơn sốt ác tính khiến đôi chân ông cứ teo dần. Tuy gia đình chạy vạy, chữa trị khắp nơi để chữa nhưng bệnh của ông vẫn không cải thiện.

Suốt những năm tháng qua, tuy đi lại khó khăn, nhưng ngày ngày ông vẫn đi giăng lưới, cắm câu, chăm sóc 2 công dừa. Nhìn ông cố gắng lao động, mọi người càng khâm phục tinh thần vượt khó và hăng say lao động của ông. Ông Hiệp tâm sự: “Mang khiếm khuyết cơ thể, nên mình không thể làm nhanh bằng người ta. Nếu công việc đó người ta làm một buổi, mình có thể làm một ngày, hai ngày. Dẫu có nhiều khó khăn, nhưng chỉ cần mình cố gắng thì sẽ làm được”. Hiện nay, những lúc rảnh rỗi ông còn đan lục bình, mỗi ngày cũng kiếm được hai ba chục ngàn đồng. Theo ông Hiệp, đối với người khuyết tật như ông, tự mình làm việc để có thêm thu nhập là điều may mắn. Cảm giác kiếm tiền từ chính sức lao động của mình thật sự rất hạnh phúc và xóa đi suy nghĩ bản thân là gánh nặng của gia đình và xã hội. Được biết, với 2 công dừa, bình quân mỗi tháng cũng mang về cho ông vài trăm ngàn đồng đến triệu đồng.

Không riêng ông Hiệp, nhiều người khuyết tật trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực, cố gắng lao động để có cuộc sống tốt hơn. Toàn tỉnh hiện có 12.583 đối tượng người khuyết tật. Trong đó, có 3.518 người khuyết tật đặc biệt nặng, 7.715 người khuyết tật nặng và 1.350 người khuyết tật nhẹ. Ông Huỳnh Thành Chiến, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, cho biết: “Dù mang khiếm khuyết cơ thể, nhưng người khuyết tật đừng bao giờ ngừng cố gắng, vì chỉ có cố gắng mới giúp mọi người vượt lên số phận, ổn định cuộc sống để làm người có ích cho xã hội”.

Nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ

Theo bà Trương Thị Mười Hai, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy, toàn huyện có trên 1.300 đối tượng là người khuyết tật. Họ là những người chịu nhiều thiệt thòi, hoàn cảnh sống cũng túng thiếu, khó khăn. Do đó, địa phương luôn thực hiện đúng, đủ các chính sách với người khuyết tật, nhằm giúp mọi người có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Bị khuyết tật vận động bẩm sinh, mọi sinh hoạt đều do mẹ giúp đỡ, nên không chỉ bản thân chị Nguyễn Thị Mộng Tuyền, ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, không làm được gì, mà mẹ chị cũng chẳng thể đi làm xa, bởi còn phải chăm sóc cho chị. Để lo kế mưu sinh, mẹ chị đã mở tiệm tạp hóa nhỏ bán trước nhà, ngày nào đắt cũng được 40.000-50.000 đồng, ngày ế ẩm cũng chỉ dăm mười ngàn đồng. Cuộc sống luôn trong tình cảnh túng thiếu, bởi sức khỏe chị Mộng Tuyền không tốt, hay bị bệnh. Chia sẻ trước khó khăn của gia đình, ngoài tiền trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy, đã vận động mạnh thường quân hỗ trợ gia đình chị Bích Tuyền mỗi tháng 500.000 đồng, để mẹ con chị vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống. Chị Mộng Tuyền bộc bạch: “Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của mọi người, cuộc sống mẹ con tôi đỡ vất vả hơn. Tôi chỉ mong sao, mình có thể khỏe mạnh để phụ mẹ bán tạp hóa”.

Ngoài hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước, những đối tượng khuyết tật trên địa bàn tỉnh còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của cộng đồng xã hội. Người khuyết tật được khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, được trợ giúp pháp lý, được hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ xe lăn, xe lắc, tặng quà, trợ giúp khó khăn… Ông Nguyễn Văn Tốt (phụ huynh em Nguyễn Thành Nhân), ở ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Con tôi sinh ra chẳng may bị khuyết tật, cháu không thể đi đứng. Mỗi khi vận động được quà hay các ngày lễ kỷ niệm, chính quyền địa phương đều đến thăm hỏi, tặng quà cho cháu. Những tình cảm ấy, khiến chúng tôi cảm thấy ấm lòng”.

Ông Huỳnh Thành Chiến, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, cho biết: “Với tinh thần “Tương thân tương ái” cùng chăm lo của cộng đồng, xã hội đã tiếp thêm niềm tin, nghị lực để người khuyết tật vươn lên, hòa nhập cộng đồng. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi cũng như vận động các tổ chức, cá nhân để cùng chung tay chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho các đối tượng”.

Trong năm 2017 các cấp hội bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi - bệnh nhân nghèo các cấp đã vận động được gần 19 tỉ đồng để chăm lo cho các đối tượng là người khuyết tật.

Nhân kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18-4), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh và các địa phương thành lập đoàn đến tận nhà để thăm hỏi, động viên và trao quà cho các đối tượng là người khuyết tật. Thành phố Vị Thanh có 33 phần, thị xã Ngã Bảy 33 phần, thị xã Long Mỹ 40 phần, huyện Châu Thành A 43 phần, huyện Châu Thành 43 phần, huyện Phụng Hiệp 55 phần, huyện Long Mỹ 45 phần và huyện Vị Thủy 40 phần, mỗi phần trị giá 300.000 đồng.

Toàn tỉnh hiện có 12.583 người khuyết tật. Trong đó, có 7.614 người khuyết tật vận động, 1.678 người khuyết tật nghe nói, 1.381 người khuyết tật nhìn, 1.617 người khuyết tật trí tuệ và 604 người khuyết tật thuộc các dạng khác.

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜