Dự án có tổng diện tích 2.000 ha mặt nước biển,đầutưtỷUSDnuôihảisảnxuấtkhẩty lê nha cai với sản sản phẩm nuôi trồng là các loại cá có giá trị kinh tế cao như: Cá vược, cá song, cá chim vây vàng…, có thể sản xuất 30 nghìn tấn cá biển các loại mỗi năm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 30 triệu USD, dự kiến sẽ chính thức đi vào vận hành ổn định từ năm 2021. Dự án sẽ sử dụng toàn bộ công nghệ nuôi biển hiện đại của thế giới với công nghệ lồng nuôi biển của Na Uy, công nghệ cho ăn, kiểm soát nuôi của Pháp và công nghệ thu hoạch cá của Australia. Đây là dự án nuôi biển phục vụ xuất khẩu nên Tập đoàn Mavin đặc biệt chú trọng vào việc kiểm soát môi trường nuôi và truy xuất nguồn gốc xuất xứ, giúp việc xuất khẩu cá của dự án được thuận lợi, đáp ứng được đầy đủ các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU). Bên cạnh dự án về Trung tâm nuôi trồng hải sản xuất khẩu, Tập đoàn Mavin đã ký các biên bản ghi nhớ với tỉnh Kiên Giang về việc triển khai khảo sát và triển khai đầu tư: Dự án Trung tâm giống hải sản; dự án Nhà máy sản xuất thức ăn thủy, hải sản có công suất 300 nghìn tấn/năm và dự án chế biến thủy sản xuất khẩu có công suất 30 nghìn tấn/năm. Tổng mức đầu tư của các dự án này lên tới 50 triệu USD. Việc triển khai đầy đủ các dự án tại Kiên Giang sẽ giúp Tập đoàn Mavin hoàn chỉnh quy trình từ con giống, thức ăn thủy sản đến chế biến hải sản xuất khẩu tại 1 địa phương, giúp tối ưu hóa về quy trình sản xuất và chi phí sản phẩm. Điều này cũng sẽ giúp đưa Kiên Giang trở thành một trung tâm về nuôi và chế biến cá biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài dự án nuôi biển, hiện nay, Tập đoàn Mavin cũng đã và đang đầu tư các dự án nuôi cá nước ngọt, có quy mô rộng hàng trăm ha tại các hồ thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang, với công nghệ châu Âu, để phục vụ xuất khẩu. Các dự án này đã được khai thác và sản phẩm cá rô phi nước ngọt của dự án đã được đưa ra thị trường.
|