【kèo chính】Tôn thép hẹp đường sang ASEAN
Thuế chống bán phá giá cản đường
Tôn mạ màu và tôn lạnh là 2 sản phẩm mới nhất của Việt Nam vừa bị Thái Lan áp thuế chống bán phá giá trong thời hạn lên tới 5 năm,ônthéphẹpđườkèo chính với mức thuế lần lượt là 4,3 - 60,26% và 6,2 - 40,49%. Như vậy, tổng số vụ sắt thép Việt Nam bị vướng kiện đã vượt con số 30, báo hiệu con đường xuất khẩu của các sản phẩm sắt thép sang các thị trường bị áp thuế sẽ trầy trật hơn.
Năm 2016, ngành thép gặp khó khăn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường nhập khẩu chính, nhưng sản lượng xuất khẩu thép vẫn tăng 36% so với năm 2015, đạt 3,48 triệu tấn, trị giá 2,03 tỷ USD. Kết quả này có được là do sự tăng trưởng mạnh sang các thị trường ngoài ASEAN, như Hoa Kỳ (tăng 328%); Hàn Quốc (tăng 147,7%); Đài Loan (tăng 269,7%), Pakistan (tăng 221,5%).
Tỷ trọng xuất khẩu thép Việt sang ASEAN năm 2016 giảm còn 52% |
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, những năm gần đây, xuất khẩu thép của Việt Nam chủ yếu sang các quốc gia ASEAN, do các thị trường này có nhu cầu lớn về số lượng, nhưng không quá khắt khe về chất lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các quốc gia ASEAN đang áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại, xuất khẩu sang khu vực này đã có xu hướng giảm.
Số liệu thống kê từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cũng ghi nhận sự sụt giảm của xuất khẩu thép sang ASEAN. Năm 2016, xuất khẩu thép sang khu vực này chỉ đạt 1,81 triệu tấn, giảm 7,3% về lượng và 18% về trị giá so với năm 2015. Tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN năm 2016 là 52%, giảm so với mức 76% của năm 2015.
Từ năm 2007 đến nay, thép Việt Nam xuất khẩu phải đối mặt với khoảng 30 vụ kiện, trong đó, có 18 vụ kiện chống bán phá giá, 4 vụ kiện chống trợ cấp và 4 vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ từ Hoa Kỳ, Canada, EU, Australia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ. Điều này khiến xuất khẩu sản phẩm thép sang một số nước đã giảm.
Chẳng hạn, Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đinh thép Việt Nam khiến giá trị xuất khẩu mặt hàng này giảm từ mức 36 triệu USD năm 2014 xuống còn 800.000 USD năm 2015. Việc Hoa Kỳ áp thuế lên thép chịu lực không gỉ của Việt Nam vào năm 2013 cũng khiến giá trị xuất khẩu giảm từ mức 178 triệu USD năm 2013 xuống còn 81 triệu USD năm 2015.
Khó cạnh tranh hơn
Trong khi Thái Lan vừa quyết định áp thuế tôn mạ màu và tôn lạnh của Việt Nam 5 năm, thì tại thị trường Malaysia, một số doanh nghiệpxuất khẩu trong nước như Hoa Sen (HSG) hay Đại Thiên Lộc (DTL) đang phải chịu thuế chống bán phá giá tôn phủ màu xuất khẩu lên tới 34,85%. Chưa hết, sản phẩm thép cuộn cán nguội Việt Nam cũng đang chịu thuế 5 năm vào Malaysia với mức thuế 3,06-13,68% kể từ tháng 5/2016.
Tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN năm 2016 là 52%, giảm so với mức 76% của năm 2015.
Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)
相关文章
7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
Theo Báo cáo BHXH tỉnh Quảng Nam, hiện số người tham gia BHXH do BHXH tỉnh Quảng Nam quản lý 210.7542025-01-10Địa ốc Long Thành giá cao, sốt ảo
Thị trường bất động sảnhuyện Long Thành tiếp tục dậy sóng với cảnh tự vẽ dự án, đẩy giá cao, gây sốt2025-01-10Lựa chọn phương pháp ăn chay hợp lý với người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể ăn chay ngắn ngày và bổ sung các dưỡng chất theo tư vấn của bác sĩ để k2025-01-10Cảnh báo gia tăng bạo lực tại nơi làm việc
Những năm gần đây, bạo lực xã hội ngày một tăng, đặc biệt là bạo lực trong công nhân, người lao động2025-01-10Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
Tối 2-1, sau khi đội tuyển Việt Nam đánh bại Th&aacut2025-01-10Công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước về Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Sáng 3/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của quyền Chủ tịch2025-01-10
最新评论