【xếp hạng bóng đá hàn quốc】Đề xuất giải pháp gỡ vướng kiểm soát hàng nhập khẩu

đà nặng

Cán bộ Hải quan Đà Nẵng kiểm tra hàng nhập khẩu.

Trong quá trình triển khai,Đềxuấtgiảiphápgỡvướngkiểmsoáthàngnhậpkhẩxếp hạng bóng đá hàn quốc một số bất cập phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (DN) đã và đang được cơ quan hải quan đề xuất Chính phủ giải pháp tháo gỡ...”, ông Âu Anh Tuấn, quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan đã chia sẻ với phóng viên TBTCVN.

* PV: Việc kiểm soát chặt các mặt hàng nhập khẩu có độ rủi ro cao, không khuyến khích nhập khẩu, hạn chế nhập siêu theo Quyết định 15/2017/QĐ- TTg (Quyết định 15) đã thu được kết quả thế nào sau 2 tháng thực hiện, thưa ông?

- Ông Âu Anh Tuấn:Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 15 nhằm tăng cường kiểm soát các loại hàng hóa có rủi ro cao về thuế (như: các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, có thuế nhập khẩu thuế suất cao từ 20% trở lên, chịu thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá, các loại hàng hóa có khả năng lây lan dịch bệnh hoặc ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng).

Sau hơn 2 tháng triển khai thực hiện, chúng tôi chưa thể đánh giá được đầy đủ kết quả. Tuy nhiên, việc đưa các mặt hàng vào danh mục đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện chính sách quản lý thuế, đặc biệt là kiểm tra xác định trị giá hải quan, phân loại áp mã số thuế; cân đối nguồn thu ngân sách giữa các địa phương; cũng như thống nhất trong thực hiện các chính sách quản lý chuyên ngành theo hiện đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại thông báo số 9649/VPCP-KTTH ngày 9/11/2016 của Văn phòng Chính phủ.

tuấn

Ông Âu Anh Tuấn

* PV: Trong quá trình thực hiện Quyết định 15 đã phát sinh một số bất cập, những vướng mắc này đã được cơ quan hải quan chủ động tháo gỡ ra sao, thưa ông?

- Ông Âu Anh Tuấn:Trong quá trình thực hiện, Tổng cục Hải quan đã nhận được một số phản ánh vướng mắc của cục hải quan các tỉnh, thành phố và 20 doanh nghiệp (DN) liên quan đến việc thực hiện Quyết định 15. Vướng mắc này tập trung vào các nội dung chủ yếu, như: Khái niệm cửa khẩu nhập, địa điểm làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu, chuyển cửa khẩu đối với các lô hàng có vận đơn ghi cảng đích là ICD (cảng cạn nội địa).

Trên cơ sở vướng mắc của cục hải quan các tỉnh, thành phố và các DN, Tổng cục Hải quan đã kịp thời có một số văn bản hướng dẫn, tháo gỡ. Tuy nhiên thời gian vừa qua, một số cơ quan hải quan tỉnh, thành phố và DN cho rằng cần làm rõ khái niệm “cửa khẩu nhập” là nơi hàng hóa nhập khẩu hay cảng đích ghi trên vận đơn, để có căn cứ thực hiện.

Để tháo gỡ vướng mắc này, tại Công văn số 9736/BTC-TCHQ ngày 21/7/2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số nội dung vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 15, Bộ Tài chính đã đề xuất giải thích khái niệm cửa khẩu nhập như sau:

“Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu nhập là cảng đích ghi trên vận đơn là cảng biển, cảng hàng không (không bao gồm ICD); đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập là ga đường sắt liên vận quốc tế nơi hàng hóa được vận chuyển đến; đối với phương thức vận tải đường bộ, đường sông, cửa khẩu nhập là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam”.

Hiện, Tổng cục Hải quan đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để có đủ cơ sở hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố và các DN.

* PV: Cơ quan hải quan có đề xuất giải pháp gì nhằm tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho DN, thưa ông?

- Ông Âu Anh Tuấn:Như tôi đã trình bày ở trên, về khái niệm cửa khẩu nhập, tại Công văn số 9736/BTC-TCHQ, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề xuất chỉ cho phép các lô hàng có cảng đích ghi trên vận đơn là cảng biển, cảng hàng không được chuyển cửa khẩu; trường hợp cảng đích ghi trên vận đơn là ICD thì không được thực hiện chuyển cửa khẩu.

Đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, hàng hóa nhập khẩu thuộc loại hình này chủ yếu là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu nhỏ lẻ, trong đó có nhiều mặt hàng thuộc Danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định 15. Hiện cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào coi địa điểm bưu chính, chuyển phát nhanh là cửa khẩu (thông thường hàng hóa được vận chuyển qua đường hàng không hoặc đường bộ, sau đó mới đưa về địa điểm chuyển phát nhanh), do vậy, đã phát sinh vướng mắc khi thực hiện. Cụ thể: Nếu làm thủ tục tại chi cục hải quan cửa khẩu thì sẽ gây khó khăn cho người nhận hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN chuyển phát nhanh, tốn kém thời gian, chi phí, không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Do vậy, Bộ Tài chính đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép: “Đối với hàng hóa thuộc Danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định 15 (trừ hàng hóa quy định tại các điểm 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 14, 15, 16, 17 Danh mục) nếu gửi qua đường dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh thì được làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan bưu chính, chuyển phát nhanh”...

* PV: Xin cảm ơn ông!

Trong thời gian chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, để kịp thời giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã có Công văn 5384/TCHQ-GSQL ngày 15/8/2017 hướng dẫn Hải quan TP. Hà Nội và Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư số 49/2015/TT-BTC và Thông tư số 191/2015/TT-BTC đối với hàng hóa quy định tại Điều 1 Quyết định 15 gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới.

Hải Linh (thực hiện)

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
下一篇:Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú