【kết quả bđ anh】Kỳ vọng dự án VnSAT
Hậu Giang vinh dự là một trong 8 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL được Bộ NN&PTNT chọn thực hiện dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (dự án VnSAT),ỳvọngdựkết quả bđ anh giai đoạn 2015-2020”. Qua hơn một năm triển khai trên địa bàn tỉnh, dự án đã có những bước thực hiện cụ thể và kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân.
Ngành chức năng và nông dân Hậu Giang kỳ vọng dự án VnSAT sẽ mang lại nhiều thay đổi trong sản xuất nông nghiệp.
Dự án VnSAT nằm trong chiến lược hợp tác quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB). Đây là dự án được xây dựng bởi các chuyên gia của WB, Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc và Bộ NN&PTNT để hỗ trợ thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở kế thừa, phát huy những kết quả đạt được của các chương trình, dự án nông nghiệp đã và đang triển khai. Dự án VnSAT được thực hiện ở 13 tỉnh, thành phố tại 2 vùng có 2 loại cây trồng chủ lực là cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên và cây lúa ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, tại vùng ĐBSCL chỉ có 8 tỉnh, thành phố với diện tích thực hiện 200.000ha đất sản xuất lúa và có khoảng 140.000 hộ dân tham gia. Tổng nguồn vốn cho dự án hơn 6.600 tỉ đồng.
Tại Hậu Giang, sau khi được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục là một trong 8 tỉnh trồng lúa của vùng ĐBSCL được hỗ trợ triển khai dự án, lãnh đạo địa phương đã xác định đây là dự án quan trọng đối với ngành nông nghiệp của tỉnh. Bởi khi dự án được triển khai sẽ từng bước đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy, khi được tiếp nhận dự án vào cuối năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý dự án VnSAT của tỉnh để triển khai các công việc trước mắt, cũng như hoạch ra những việc làm cụ thể cho từng năm của cả giai đoạn.
Đặc biệt, vào đầu năm 2016, UBND tỉnh và ngành nông nghiệp Hậu Giang đã tổ chức lễ khởi động dự án VnSAT trên địa bàn tỉnh và Ban quản lý đã tiến hành thực hiện nhiều công việc theo kế hoạch đề ra trong năm. Theo đó, để triển khai dự án hiệu quả và mang lại lợi ích cho người dân, Ban quản lý đã phối hợp với các ngành liên quan chuẩn bị cho các hoạt động tại 32 xã, phường, thị trấn của 6 đơn vị cấp huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh thuộc vùng dự án đã chọn. Trong đó, huyện Long Mỹ có 8 xã; Châu Thành A có 4 xã và 2 thị trấn; Phụng Hiệp có 3 xã; Vị Thủy có 9 xã; thị xã Long Mỹ có 3 xã và 1 phường; thành phố Vị Thanh có 1 xã và 1 phường. Tổng diện tích thực hiện 40.000ha, với 36.600 hộ nông dân tham gia, tổng mức đầu tư hơn 14 triệu USD.
Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Giám đốc dự án VnSAT tại Hậu Giang, cho biết: Đây là dự án trên lĩnh vực nông nghiệp có vốn đầu tư lớn, phạm vi rộng và có hộ nông dân tham gia nhiều. Mục tiêu của dự án là góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho ngành hàng lúa gạo của Việt Nam nói chung và của vùng ĐBSCL nói riêng. Đặc biệt, khi kết thúc dự án, các địa phương vùng ĐBSCL sẽ cố gắng tạo ra thương hiệu gạo cho Việt Nam.
Dự án VnSAT có 4 hợp phần, gồm: Hợp phần 1 là tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp; hợp phần 2 là hỗ trợ phát triển lúa gạo bền vững; hợp phần 3 là phát triển cà phê bền vững và hợp phần 4 là quản lý dự án. Do Hậu Giang và các tỉnh vùng ĐBSCL có cây trồng chủ lực là lúa nên chỉ thực hiện hợp phần 2 và 4. Mục tiêu chính của 2 hợp phần này là tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, tăng thu nhập cho nông dân, giảm tác động tiêu cực tới môi trường thông qua việc đào tạo cho nông dân về công nghệ mới canh tác lúa bền vững, xây dựng năng lực cho các tổ chức nông dân (TCND), tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), hỗ trợ liên kết bao tiêu lúa gạo, tăng chất lượng gạo, xây dựng thương hiệu, khuyến khích luân canh đa dạng hóa để nâng cao thu nhập cho các TCND và thành viên.
Trên cơ sở đó, hỗ trợ và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến, trang thiết bị để giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm nâng cao phẩm chất gạo; cải thiện việc hỗ trợ nông dân áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, đánh giá hiệu quả giảm khí phát thải nhà kính. Để đạt được mục tiêu của 2 hợp phần trên, ngành chức năng của tỉnh sẽ triển khai nhiều hoạt động theo lộ trình từng năm của giai đoạn nhằm hỗ trợ người dân nâng cao giá trị, chất lượng lúa gạo. Tính từ khi khởi động dự án đến nay, Ban quản lý đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện 103 lớp đào tạo, tập huấn về mô hình 3 giảm 3 tăng cho hơn 5.000 nông dân, với 5.500ha lúa; đang thực hiện mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ huấn luyện mô hình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm cho các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật.
Mặt khác, còn tuyển chọn tư vấn kỹ thuật, tư vấn truyền thông và một số hoạt động nâng cao năng lực cho Ban quản lý dự án VnSAT của tỉnh. Ông Lê Văn Đời cho biết thêm: Với ý nghĩa quan trọng của dự án này, hy vọng ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung và người dân ở các địa phương được thụ hưởng sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững đúng như tên gọi của dự án. Một điều phấn khởi và hứa hẹn sẽ mang đến cho người trồng lúa Hậu Giang trong thời gian tới là mức lợi nhuận có thể đạt hơn 30%/ha khi bà con áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất như được tập huấn. Khi đó, sẽ góp phần nâng tổng giá trị tăng thêm cho toàn vùng từ 40-60 triệu USD/năm.
Năm 2016, Ban quản lý VnSAT tỉnh đã hoàn thành kế hoạch mở 103 lớp đào tạo, tập huấn về mô hình “3 giảm 3 tăng” cho hơn 5.000 nông dân trong vùng dự án.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên, cho hay: Để dự án VnSAT trên địa bàn tỉnh triển khai một cách có hiệu quả, trước hết UBND tỉnh tập trung chỉ đạo cho các địa phương được thụ hưởng dự án đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động giúp người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của dự án để trên cơ sở này, nhận được sự đồng lòng tham gia cùng với các cấp chính quyền. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh còn chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, nhất là Sở NN&PTNT sớm tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp thực hiện. Một điều hết sức lưu ý là trong quá trình triển khai dự án VnSAT phải lồng ghép với các đề án phát triển nông nghiệp của tỉnh đã ban hành trước đó như: Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; nâng cao chất lượng HTX; phát triển trạm bơm; phát triển giống cây trồng, vật nuôi… Bởi đây là những đề án có mối liên hệ chặt chẽ với dự án này.
Dự án VnSAT tại Hậu Giang chia làm 5 giai đoạn tương ứng với từng năm của cả giai đoạn thực hiện. Cụ thể, ở giai đoạn 1 (năm 2016), nông dân trong vùng dự án sẽ được tập huấn về kỹ thuật 3 giảm 3 tăng và ghi chép sổ sách đầy đủ. Sang giai đoạn 2, đối với vùng nông dân áp dụng tốt 3 giảm 3 tăng, tự nguyện tham gia vào các TCND hay HTX kiểu mới, dự án sẽ hỗ trợ thực hành 1 phải 5 giảm, đầu tư cơ sở hạ tầng chung và trang thiết bị cần thiết giúp các TCND, HTX sản xuất bền vững, kết nối với doanh nghiệp. Giai đoạn 3, khi nông dân áp dụng tốt 1 phải 5 giảm tại các TCND, HTX nêu trên, dự án sẽ hỗ trợ thêm các hoạt động dịch vụ khác, liên kết tốt với các doanh nghiệp. Giai đoạn 4 sẽ xây dựng vùng nguyên liệu lớn đa dịch vụ liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu bền vững. Giai đoạn cuối cùng (năm 2020) là thực hiện sản xuất bền vững kết hợp phát triển thương hiệu lúa gạo. |
TUẤN PHÁT
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/998c798634.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。