Viettel khởi đầu chu kỳ mới
Năm 2015 được Viettel xem là thời điểm bước sang giai đoạn phát triển mới,ếhoạchlớnnămcủacácđạigiaviễnthôthứ hạng của shabab al-ahli chiều sâu, bền vững, sáng tạo hơn sau khi đã qua vạch xuất phát mới vào năm 2014 trước đó.
Mục tiêu được Viettel hướng tới là trở thành tập đoàn toàn cầu, là một trong 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới vào năm 2020. Riêng với năm 2015, mục tiêu cụ thể được Viettel “lượng hóa” là đạt doanh thu 230.000 tỷ đồng; lợi nhuận và năng suất lao động cùng tăng 15% so với năm 2014.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho biết, trong năm 2015, Viettel tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả các chuyển dịch chiến lược. Đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ băng siêu rộng, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách của đời sống, mở rộng thị trường quốc tế, tăng cường đầu tư về chiều sâu cho nghiên cứu, sản xuất thiết bị cả dân sự và quân sự.
Cũng để dồn sức cho lĩnh vực chính, năm 2015, Viettel sẽ thoái vốn hầu hết các công ty bất động sản và các công ty không thuộc lĩnh vực chính, đồng thời đẩy mạnh việc mua bán, sáp nhập các công ty trong ngành, trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin.
Ngoài các chủ lực là viễn thông di động, đầu tư ra nước ngoài, các dịch vụ băng rộng trong y tế, giáo dục, xã hội, một mảng kinh doanh đang được Viettel đẩy mạnh triển khai trong năm 2015 là truyền hình trả tiền.
VNPT hai vai nặng gánh
Năm 2015, VNPT sẽ vừa triển khai giai đoạn 2 của tái cấu trúc lẫn đạt mục tiêu tăng trưởng, phát triển ổn định với doanh thu đạt 87.500 tỷ đồng.
Ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc VNPT cho biết, VNPT đã hoàn thiện Đề án Tái cấu trúc VNPT, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông lộ trình, kế hoạch triển khai, chuyển dịch các đầu mối, các mảng kinh doanh, hạ tầng, truyền thông để chuẩn bị giữa năm 2015 chính thức thành lập 3 tổng công ty, vận hành Tập đoàn theo mô hình mới.
Ngay trong quý I-2015, VNPT sẽ thoái vốn khoảng 1.200 tỷ đồng ở các doanh nghiệp đã cổ phần. Tổng số tiền VNPT phải thoái vốn là khoảng 2.000 tỷ đồng và hiện nay mới đạt được 500 tỷ đồng. Đối với Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank), VNPT đang trình Chính phủ cho thoái vốn khoảng 700 tỷ đồng.
“Việc thoái vốn khó nhất là những công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các công ty sẽ thoái vốn đang hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thiết kế. Chúng tôi sẽ sớm định giá doanh nghiệp để tạo điều kiện tìm nhà đầu tư mới, mục tiêu là thoái vốn 100% và hoàn thành trong năm 2015, dù có những khó khăn về thủ tục, định giá và tìm người mua”, ông Hùng cho biết.
MobiFone guồng chân cổ phần hóa
Cổ phần hóa được xem là nhiệm vụ trọng tâm của MobiFone bên cạnh mục tiêu tăng trưởng 10% trong năm 2015. Theo kế hoạch, các thủ tục chuẩn bị cho cổ phần hóa MobiFone sẽ hoàn tất vào cuối tháng 6/2016. Chính vì vậy, năm 2015 sẽ là năm MobiFone hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để cổ phần hóa.
Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty MobiFone cho biết, MobiFone đang rà soát để chốt số liệu ở ngày 31-3-2015. Việc chọn tư vấn thực hiện cổ phần hóa cũng đang được triển khai.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 10%, MobiFone có kế hoạch đẩy mạnh xã hội hóa để huy động các nguồn lực mới cho kinh doanh và phát triển. Đơn cử là kế hoạch đẩy mạnh hệ thống kênh phân phối, liên kết với các tổng đại lý và các nhà cung cấp, phân phối cả trong lẫn ngoài nước để tăng doanh thu. Xa hơn nữa, MobiFone đang nghiên cứu việc đầu tư ra nước ngoài với mục tiêu thực hiện từ năm 2016.