【tỉ số tran dau hom nay】Gỡ các rào cản, tạo động lực gia nhập thị trường của các hợp tác xã

Ngày 5/7,ỡcácràocảntạođộnglựcgianhậpthịtrườngcủacáchợptácxãtỉ số tran dau hom nay tại TP Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và UBND TP Đà Nẵng tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến về Dự thảo 2 Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đối với đại diện các tổ hợp tác, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, liên hiệp hợp tác xã của 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông chủ trì sự kiện.

Gỡ rào cản, tạo động lực cho các HTX

Theo đó, một trong những lý do quan trọng nhất khiến phải sửa đổi Luật HTX đó chính là các quy định hiện hành đang làm cản trở việc HTX gia nhập, hoạt động, rút khỏi thị trường.

Dự thảo Luật Hợp tác xã (HTX) sửa đổi đang được hoàn thiện, với một trong những mục tiêu là tạo thuận lợi cho hoạt động, mang lại các cơ hội thay đổi căn bản cho các HTX.

Chẳng hạn, quy định về số lượng thành viên tối thiểu khi thành lập HTX (7 thành viên), liên hiệp HTX (4 thành viên) đang cao hơn so với quy định ở một số nước như Hàn Quốc, Đức, gây khó khăn cho việc tập hợp đủ số lượng để thành lập.

Trong khi đó, việc giảm số lượng thành viên tối thiểu khi đăng ký thành lập, trên thực tế, không làm mất đi đặc trưng của HTX là ưu tiên phát triển thành viên, mà giúp tạo điều kiện thuận lợi cho HTX, liên hiệp HTX gia nhập thị trường và tiếp tục kết nạp mở rộng thành viên trong quá trình hoạt động của mình.

Chưa kể, quy định về đăng ký thành lập HTX, liên hiệp HTX tại Điều 23, Luật HTX năm 2012 phức tạp, mất nhiều thời gian, như: yêu cầu về phương án sản xuất - kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX là không cần thiết, thậm chí can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của các tổ chức kinh tế này; thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX, liên hiệp HTX trong vòng 5 ngày, trong khi việc đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ mất tối đa 3 ngày.

Bên cạnh đó, quy định hạn chế tỷ lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ của HTX ra bên ngoài, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng chưa bảo đảm môi trường sản xuất - kinh doanh bình đẳng với doanh nghiệp, chưa khuyến khích HTX mở rộng sản xuất - kinh doanh khi tham gia thị trường; đồng thời, làm mất đi tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của HTX.

Theo Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, phát triển khu vực kinh tế tập thể là chủ trương xuyên suốt và nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đều khẳng định, trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: “Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển”.

Và gần đây nhất, ngày 16/6/2022, tại Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, khẳng định kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế quan trọng cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu khách quan, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho hay.

Luật HTX năm 2012 đã thể chế hóa cụ thể hơn chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 13-NQ/TW, tiếp cận gần hơn với bản chất, giá trị, nguyên tắc của HTX trên thế giới và bước đầu đã tác động tích cực đến tổ chức và hoạt động của các HTX. Số lượng HTX không ngừng tăng lên, doanh thu và thu nhập của thành viên, người lao động trong HTX dần được cải thiện, giúp nâng cao đời sống kinh tế hộ thành viên, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh, chính trị cho xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn sau gần 10 năm triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012 cho thấy, phát triển khu vực kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Đồng thời, hiện tại, các quy định về giải thể cũng phức tạp, gây khó khăn cho việc rút khỏi thị trường của các HTX. Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012, đến hết năm 2020, có khoảng 2.044 HTX khó khăn trong giải thể do vướng mắc quy định của Luật HTX năm 2012.

“Đây là thời điểm tốt để chúng ta tận dụng, xác định đúng hướng đi, tháo gỡ các rào cản, tạo động lực mạnh mẽ thu hút sự tham gia và đóng góp của các thành viên cho khu vực kinh tế tập thể, các tổ chức kinh tế hợp tác để mang lại các cơ hội thay đổi căn bản cho khu vực này trong thời gian tới”, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tưTrần Duy Đông nhấn mạnh.

Ngoài hạn chế nói trên, Luật HTX 2012 còn chưa đảm bảo nguyên tắc mở cho thành viên khi gia nhập và rút khỏi HTX; các quy định về cơ cấu, tổ chức, quản lý HTX còn chưa phù hợp.

Cũng tương tự như vậy, các thông tin về hoạt động sản xuất - kinh doanh của HTX còn thiếu minh bạch, chưa bảo đảm độ tin cậy; chế độ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước còn cứng nhắc; quy định về tài sản, tài chính của HTX còn nhiều bất cập; chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước chưa hiệu quả, thiếu trọng tâm…

Kỳ vọng bứt phát từ những điểm mới của luật sửa đổi

Trong bối cảnh mới, phong trào HTX còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ; HTX chịu áp lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt; Dịch bệnh Covid-19 hoành hành khắp toàn cầu, bất ổn chính trị leo thang, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp; Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra rất nhanh ở khắp cả nước; Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi HTX phải có sự thay đổi và chủ động thích ứng;

Xu hướng HTX có nhiều loại thành viên tham gia, đáp ứng nhiều mục đích khác nhau của thành viên và xã hội. Có thể thấy, nhu cầu hợp tác để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới là rất lớn, không chỉ đối với khu vực nông thôn, nông nghiệp, mà ngay cả đối với các đô thị phát triển.

Để tháo gỡ các bất cập, vướng mắc của Luật HTX trong giai đoạn vừa qua, đồng thời giải quyết được các khó khăn, thách thức trong giai đoạn mới của khu vực kinh tế tập thể, yêu cầu sửa đổi Luật HTX năm 2012 là rất cấp thiết. Và tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trong đó có đề xuất sửa đổi Luật HTX năm 2012, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến lần một đối với Dự ánLuật này tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới đây và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV - tháng 5/2023. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao là cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật HTX (sửa đổi) này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần sửa đổi Luật HTX bằng một số điểm mới, được kỳ vọng mang tới cho khu vực kinh tế tập thể, các tổ chức kinh tế hợp tác của khu vực miền Trung và Tây Nguyên bứt phá trong giai đoạn tới.

“Đây là thời điểm tốt để chúng ta tận dụng, xác định đúng hướng đi, tháo gỡ các rào cản, tạo động lực mạnh mẽ thu hút sự tham gia và đóng góp của các thành viên cho khu vực kinh tế tập thể, các tổ chức kinh tế hợp tác để mang lại các cơ hội thay đổi căn bản cho khu vực này trong thời gian tới”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Đấy là những lý do quan trọng khiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần sửa đổi Luật HTX bằng một số điểm mới, được kỳ vọng mang tới cho khu vực kinh tế tập thể, các tổ chức kinh tế hợp tác của khu vực miền Trung và Tây Nguyên bứt phá trong giai đoạn tới.

Cụ thể, trong Dự thảo Luật HTX sửa đổi, có 5 nhóm chính sách được đề cập:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổ sung đối tượng Tổ hợp tác trên cơ sở Nghị định số 77/2019/NĐ-CP và đối tượng Liên đoàn hợp tác xã dựa trên kinh nghiệm quốc tế để xây dựng một hệ sinh thái các tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao.

Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia các tổ chức kinh tế hợp tác, bao gồm thành viên chính thức và thành viên liên kết để huy động tối đa nguồn vốn, trí tuệ, sức lao động và mở rộng thị trường cho các tổ chức kinh tế hợp tác.

Thứ ba, trao quyền tự chủ cho các tổ chức kinh tế hợp tác trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức này; đồng thời Nhà nước sẽ có các chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển các hoạt động phục vụ thành viên, tăng trưởng quỹ và tài sản chung không chia.

Thứ tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm số lượng thành viên tối thiểu khi thành lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập, hoạt động và rút khỏi thị trường của các tổ chức kinh tế hợp tác.

Thứ năm, bổ sung chương riêng về chính sách hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế hợp tác, trong đó quy định rõ các tiêu chí lựa chọn đối tượng được Nhà nước hỗ trợ nhằm tránh tình trạng hỗ trợ dàn trải, thiếu hiệu quả, khắc phục tình trạng hợp tác xã trá hình để trục lợi chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Thể thao
上一篇:Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
下一篇:Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi