Trong khi các doanh nghiệp FDI tăng trưởng 20% thì doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 7%. Ảnh: Phan Thu. “Hút” đơn hàng từ các nước 15,àyxuấtkhẩuhướngtớitỷbang xep hang u178% là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của toàn ngành da giày – túi xách, với kim ngạch đạt 14,88 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng được đánh giá là tương đối tốt trong bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn. Với kết quả này ngành da giày đã đóng góp 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu giày dép đạt 12 tỷ USD, tăng 16,3% và túi xách các loại đạt 2,88 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2014- vượt kế hoạch đặt ra. Sản xuất giày dép đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhận định, năm 2015 xuất khẩu tăng trưởng ở hầu hết các thị trường. Mỹ là thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, chiếm tới 43% kim ngạch xuất khẩu, đạt 5,1 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2014; EU đạt 4,4 tỷ USD, tăng 20%, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp theo là thị trường Nhật, Trung Quốc cũng có mức tăng trưởng nhất định. Đáng chú ý, khối doanh nghiệp FDI vẫn là thành phần chủ lực của xuất khẩu da giày Việt Nam, đạt 9,55 tỷ USD và tăng trưởng 20% so với năm trước. Còn theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Lefaso, số lượng các đơn hàng xuất khẩu giày dép gia tăng do các nhà nhập khẩu tận dụng lợi thế về thuế khi Việt Nam chính thức được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP- thuế suất hạ từ 13-14% xuống còn 3-4%) với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường EU. Vì thế, giày dép Việt Nam có sức cạnh tranh hơn tại thị trường EU. Đây chính là lợi thế quan trọng để Việt Nam “hút” đơn hàng từ các nước, hiện đã có sự chuyển dịch đơn hàng từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, bà Xuân cũng cho biết, năm qua, ngành da giày vẫn còn gặp một số khó khăn do chi phí đầu vào tăng như lương tối thiểu, chi phí nhân công tăng, chi phí điện nước, logistics tăng… trong khi giá bán thì không tăng. Có thời điểm doanh nghiệp bỏ đơn hàng vì những chi phí quá cao khiến doanh nghiệp không có lợi nhuận. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới vẫn chưa hết, sức mua ở nhiều thị trường giảm như EU, biến động đồng nhân dân tệ, đồng euro... đã ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp da giày. Đưa khoa học công nghệ vào sản xuất Những ngày đầu năm 2016, một số doanh nghiệp đã ký được lượng đơn hàng khá. Đặc biệt, năm 2016, một số hiệp định thương mại tự do (FTA) đi vào thực thi dự kiến tăng trưởng xuất khẩu vào các thị trường này rất lớn. “Ví dụ như thị trường Mỹ, khi chưa có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), xuất khẩu da giày vào thị trường này đã tăng 50%, chiếm 8,2% thị phần. Nếu các FTA có hiệu lực, thuế giảm về 0% mở ra cơ hội lớn cho ngành da giày ở thị trường Mỹ. Hay với EU, chúng ta mới chiếm 11% thị phần, nếu FTA có hiệu lực chắc chắn tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này cũng rất cao”, bà Xuân dẫn chứng. Để chuẩn bị đón các FTA, TPP, doanh nghiệp đã bước đầu cập nhật những thông tin về FTA, có những sự chuẩn bị về sản xuất, tìm kiếm nguồn vay ưu đãi nhằm mở rộng sản xuất; đầu tư nhân lực, nâng cao năng lực để đón bắt các FTA có hiệu lực trong thời gian tới. Song điều khó khăn hiện nay với ngành da giày khi hội nhập là nguyên phụ liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Những mặt hàng chính như da thuộc, giả da vẫn có tỷ lệ nội địa thấp. Da thuộc, giả da hiện mới chỉ đáp ứng được 30%, nguyên liệu vải 70%, đế 60%... nên chưa chiếm được giá trị cao. Hiện nay, các doanh nghiệp FDI đã chuẩn bị chu đáo để đón bắt các FTA, tuy nhiên ông Thuấn khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng phấn đấu đưa khoa học công nghệ vào để đẩy năng suất lao động/năng suất lao động tổng hợp cao hơn. Hiện năng suất 1 công nhân FDI tạo ra 2.000 đôi giày/năm thì các doanh nghiệp Việt Nam cố gắng hết sức mới được 1.500-1.600 đôi/năm. Việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để giúp ngành da giày giảm phụ thuộc vào nhập khẩu là một vấn đề đáng lưu ý. Bà Xuân cho rằng, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi như thuế, tạo lập khu công nghiệp chuyên biệt cho ngành nhằm tiết kiệm chi phí, nguồn lực nâng được hiệu quả nhằm phát triển chuỗi cung ứng, tạo liên kết ngành đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu. “Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã ra đời, song để hiện thực hoá cần thông tư hướng dẫn và có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp”, bà Xuân nói. |