当前位置:首页 > Thể thao > 【lens – psg】Xét tuyển đại học năm 2015: Nhà trường lẫn thí sinh như ngồi trên lửa

【lens – psg】Xét tuyển đại học năm 2015: Nhà trường lẫn thí sinh như ngồi trên lửa

2025-01-10 00:58:31 [Cúp C2] 来源:88Point

Các thí sinh làm thủ tục rút hồ sơ dự tuyển tại Đại học Bách khoa (Hà Nội) sáng 13.8.

Gặt hái thành quả và giữ lấy được thành quả trong đổi mới thi cử,éttuyểnđạihọcnămNhàtrườnglẫnthísinhnhưngồitrênlửlens – psg rõ ràng đang là bài toán khó đối với ngành giáo dục trước cuộc thử nghiệm hoàn toàn.

Đổi mới thi = đổi mới tư duy?

Còn nhớ, ngay sau khi kỳ thi kết thúc, cách ra đề thay đổi hoàn toàn theo hướng nói “không” với “phao” thi, phát huy sáng tạo, tư duy của TS, dư luận đã lên tiếng ngợi khen về một kỳ thi hấp dẫn, tươi mới. Quả đúng như vậy, HS thay vì thi hai kỳ thi nay được dồn sức cho chỉ một lần thi. Hơn nữa, cơ hội đỗ ĐH của các em nhân lên nhiều lần với 15 tổ hợp môn xét tuyển mới, thay vì chỉ 5 tổ hợp truyền thống. 

Kỳ thi trở thành một sân chơi lớn mà ở đó, những HS học đều sức đều có thể tham gia nhiều môn thi để giành thêm cơ hội bước vào cánh cửa ĐH. Cả xã hội vào cuộc để ủng hộ cho kỳ thi khi huy động mọi lực lượng: Công an, bộ đội, dân phòng, tình nguyện viên, người làm 
từ thiện….

Sự thay đổi này được dư luận đồng tình, sự đồng tình càng được củng cố khi kết quả thi rất khả quan với số lượng TS đạt điểm cao rất lớn, mặt bằng điểm cao vượt hẳn so với mọi năm. Và kết quả đỗ tốt nghiệp, theo lời của nhiều lãnh đạo Bộ GDĐT là “sát thực tế” hơn khi tỉ lệ đỗ không quá mức cao lý tưởng như mọi năm. Điều này nhận được phản hồi tích cực của GS Hoàng Tụy, khi ông cho rằng, cách thi mới thể hiện được sự đánh giá toàn diện với HS. 

Theo ông, hình thức thi 3 môn bắt buộc, 1 môn tự chọn tạo điều kiện cho TS phát huy được năng lực và sở trường của mình. Cách thi này phù hợp với tính chất của bậc học THPT, tránh được rủi ro “học tài thi phận”, tránh được các tiêu cực thường xảy ra trong các kỳ thi tốt nghiệp kiểu cũ, đồng thời cung cấp thông tin để các trường đại học dựa vào đó tuyển sinh. “Đột phá khâu thi cử sẽ tác động đến việc giảng dạy, học tập và mở đường cho cải cách về chương trình, SGK” - GS Hoàng Tụy nhấn mạnh

Ma trận xét tuyển: Thiếu minh bạch, gây hoang mang 

Sẽ không có gì đáng nói nếu như hiện tại phải là thời điểm các trường bắt đầu “hòm hòm” gặt hái thành quả bằng những nguồn tuyển chất lượng theo ý muốn. Thay vào đó, khâu xét tuyển đầu vào ĐH lại đang quá rối. Ngay cả trường “tốp” đầu cũng đang loay hoay khi chưa thể biết được mình sẽ có chính xác bao nhiêu nguồn tuyển cho đến phút cuối cùng. 

Chính tình huống nộp - rút HS đang khiến nhiều trường bị động, bởi chỉ cần HS rút ra với số lượng lớn vào phút cuối, không ít ngành có nguy cơ… hụt chỉ tiêu. Chưa kể lượng HS ảo nộp vào, vì cùng một lúc, TS có thể nộp nhiều nguyện vọng và nhiều ngành khác nhau, khiến danh sách TS ứng tuyển cập nhật ba ngày một lần, trở nên thiếu 
tin tưởng.

Ngay cả dữ liệu về phổ điểm cũng trở nên xa vời đối với nhiều trường khi đây là phổ điểm được sử dụng chung cho tất cả các trường ĐH cả nước, hệ quả là các trường đang lúng túng chốt điểm chuẩn từng ngành. Một số trường ĐH đã chốt điểm trúng tuyển tạm thời như một bước “bật đèn xanh” ban đầu để TS “liệu cơm gắp mắm”. Thế nhưng cách làm này lại càng khiến nhà trường lẫn TS lạc vào “ma trận” xét tuyển trong sự hoang mang, thiếu minh bạch.

Trao đổi với LĐ chiều 13.8, nhà giáo Văn Như Cương đã thẳng thắn chỉ ra rằng, chính công đoạn xét tuyển đang gặp nhiều vấn đề phức tạp, gây khó khăn cho cả nhà trường lẫn TS. “Đến bây giờ, nhiều trường vẫn chưa chọn được nguồn tuyển, thậm chí bị động khi không biết con số cuối cùng mà họ thu về là bao nhiêu TS, chưa nói đến chất lượng” - ông cho hay. Theo ông, ngành giáo dục đã chỉ ra rằng, mục tiêu của đổi mới kỳ thi là giảm tốn kém, giảm căng thẳng áp lực cho TS và làm dữ liệu để xét tuyển ĐH. 

“Thế nhưng, thử nhìn lại xem, hai mục tiêu đầu có đạt được không? TS tốn kém hơn khi phải đi lại chực chờ 20 ngày để nộp, rút HS, Nhà nước cũng tốn không ít tiền khi huy động mọi lực lượng vào cuộc (may là bộ đã “chữa cháy” bằng việc TS có thể rút HS tại trường THPT hoặc sở GDĐT). Còn hiện tại, các em căng thẳng hơn bao giờ hết khi khâu xét tuyển ngày càng rối!” - nhà giáo Văn Như Cương nói.

Đề cập kỹ hơn về việc xét tuyển, theo ông, trong “ván bài” này, HS chỉ biết điểm của mình, bao nhiêu TS hơn điểm mình, bao nhiêu trường có thể tuyển, mỗi trường tuyển bao nhiêu. Còn cái mà các trường biết là được tuyển bao nhiêu TS, biết phổ điểm chung cho cả nước mà không rõ TS nộp hồ sơ vào trường ở mức điểm nào. Hệ quả là cả trường lẫn TS đều đang rất lúng túng. Ông thẳng thắn: “Sau kỳ thi, Bộ GDĐT cần phải hết sức nghiêm túc và khách quan để đánh giá lại những cái được - mất của kỳ thi, cần thiết nếu thấy sự đổi mới này không hiệu quả, thì hãy mạnh dạn thay bằng những cách thức thi cử khác khả thi hơn”.

ĐH Đà Nẵng: Thí sinh cần cân nhắc định hướng ngành học

Đại học Đà Nẵng vừa công bố điểm chuẩn tạm thời. Hàng trăm thí sinh tiếp tục rút, nộp hồ sơ vào các nguyện vọng. So với các tỉnh, thành khác, tại Đà Nẵng, mấy ngày qua, thí sinh rút hồ sơ nhanh gọn, ít tình trạng thí sinh ngồi vật vã chờ đợi. Trung bình mỗi ngày có từ 300-500 thí sinh nộp, rút hồ sơ. Tiến sĩ Đoàn Quang Vinh - Phó GĐ Đại học Đà Nẵng - cho rằng, trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngành như hiện nay, thí sinh cần cân nhắc định hướng khi chọn ngành học.

Theo Lao động

Ông chủ Jaarvis Labs: Tích lũy kinh nghiệm 20 năm mới khởi nghiệp

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读