Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương và Đoàn công tác của hai Ủy ban Hợp tác Việt - Lào,ồisinhThủyđiệtỉ số trận fiorentina Lào - Việt kiểm tra Dự ánThủy điện Xecaman 3 |
Thủy điện Xecaman 3 phát điện trở lại
Tổ máy số 1 đã hòa lưới điện vào ngày 17/5/2022, còn Tổ máy số 2 đã hòa lưới điện Việt Nam vào ngày 27/5/2022. Đây là thông tin quan trọng được ông Phùng Minh Chà, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Điện Việt Lào (VietLao Power) báo cáo với Đoàn công tác của hai Ủy ban Hợp tác Việt - Lào, Lào - Việt đi kiểm tra các dự án đầu tưtại Lào mới đây.
Thông tin trên quan trọng không chỉ với riêng VietLao Power, mà cả với quan hệ hợp tác đầu tư, hợp tác hữu nghị Việt - Lào. Cả hai tổ máy đã phát điện cũng có nghĩa Xecaman 3 - dự án mà theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt - Lào, là nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ hai nước - đã “hồi sinh”.
Xecaman 3 là dự án nằm trong hiệp định hợp tác năng lượng giữa hai Chính phủ Việt - Lào, được đầu tư xây dựng trên sông Nậm Pagnou, tỉnh Sekong (Lào) và do hai cổ đông chính là VietLao Power (85% vốn) và Tổng công ty Điện lực Lào (EDL, 15% vốn) hợp tác đầu tư.
Là dự án đầu tiên do Việt Nam đầu tư tại Lào theo hình thức BOT, với thời gian vận hành 25 năm, Xecaman 3 có số phận khá long đong. Khởi công từ đầu tháng 4/2006, Xecaman 3 bắt đầu vận hành vào giữa năm 2013. Tuy nhiên, chỉ 4 tháng sau khi phát điện lần đầu, tháng 10/2013, Xecaman 3 đã phát sinh sự cố.
Sau khi tiến hành sửa chữa, Nhà máy đã vận hành trở lại, nhưng đến ngày 16/12/2016, lại có sự cố ở đường ống áp lực và mái đào thượng lưu nhà máy. Sự cố này đã khiến Xecaman 3 nằm “đắp chiếu” hơn 5 năm. Thậm chí, đã có thời điểm, tưởng chừng quyết định “khai tử” Xecaman 3 sẽ được đưa ra.
Tuy nhiên, bằng nỗ lực phi thường, chủ đầu tư đã dồn mọi nguồn lực để xử lý vĩnh viễn sự cố tại Dự án theo chỉ đạo của Chính phủ hai nước Việt - Lào. “Nếu không đến tận nơi, sẽ khó có thể tin rằng, Xecaman 3 đã phát điện trở lại”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Ông Vũ Văn Chung, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đến nay, tổng vốn đầu tư của Xecaman 3 đã tăng gần gấp đôi so với kế hoạch ban đầu. “Điều này cho thấy quyết tâm, nỗ lực của chủ đầu tư, nhưng cũng cho thấy những thiệt thòi mà chủ đầu tư phải gánh chịu. Nếu suôn sẻ phát điện từ năm 2013, Dự án đã có thể thu hồi được vốn”, ông Vũ Văn Chung nói.
Theo thông tin từ ông Hoàng Minh Thuận, Phó tổng giám đốc VietLao Power, tổng sản lượng điện phát ra bán 100% về Việt Nam kể từ khi phát điện trở lại đến cuối tháng 6/2022 là 163,39 triệu kWh điện. Còn nếu tính lũy kế, con số là 2,34 tỷ kWh điện. Những con số đã ghi dấu sự nỗ lực của VietLao Power.
Vẫn cần tháo gỡ cơ chế, chính sách, nhất là giá điện
Xecaman 3 đã vận hành trở lại, nhưng để Dự án thực sự hồi sinh, vẫn còn vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phùng Minh Chà cho biết, cái khó lớn nhất với Xecaman 3 chính là cơ chế giá điện. Điều này cũng đã được VietLao Power báo cáo tới Đoàn công tác của hai Ủy ban Hợp tác Việt - Lào, Lào - Việt.
Thông tin cho biết, Chính phủ Lào đã đồng ý về mặt chủ trương cho phép Thủy điện Xecaman 3 được gia hạn thời gian vận hành 25 năm, kể từ thời điểm Dự án vận hành phát điện an toàn trở lại. Nhưng để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Lào, hàng loạt hạng mục của Dự án cần phải được hoàn thiện, như nâng cấp khu nhà ở và làm việc, cải tạo sửa chữa hệ thống giao thông ra - vào Dự án, đường giao thông nội bộ…
“Công ty đang gặp khó khăn trong việc thu xếp kinh phí để triển khai”, ông Phùng Minh Chà cho biết.
Kinh phí hoàn thiện Dự án chỉ là một phần. Phần khác, quan trọng hơn, đó là cơ chế giá điện chưa được điều chỉnh để làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng BOT mới.
Hiện nay, giá điện được áp dụng với Xecaman 3, theo hợp đồng được ký từ năm 2006, với giá điện bậc 1 là 4,5 UScent/kWh, cộng thêm trượt giá 2,25% cho sản lượng điện bán về Việt Nam. VietLao Power đã nhiều lần kiến nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam điều chỉnh giá bán điện từ Dự án về Việt Nam theo mức giá trần nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quy định tại Văn bản số 241/TTg-QHQT, với giá bán điện bình quân cho loại hình thủy điện là 6,95 UScent/kWh.
“Mức giá này cũng đã được Bộ Năng lượng và Mỏ Lào và Ủy ban Hợp tác Lào - Việt đề nghị”, ông Chà cho biết.
Hơn nữa, VietLao Power còn kiến nghị Chính phủ Việt Nam sớm xem xét quy định nguyên tắc và khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam từ thời điểm ngày 1/1/2026 để tạo thuận lợi cho việc triển khai đầu tư Thủy điện Xecaman 4, cũng như các dự án thủy điện khác.
“Chúng tôi rất mong Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy nhanh tiến trình đàm phán, ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung của hợp đồng mua bán điện để điều chỉnh giá điện, làm cơ sở cho Dự án bán điện sang Việt Nam”, ông Chà bày tỏ.
Như vậy, trong câu chuyện hồi sinh Xecaman 3, “bóng” đang ở trong “chân” Bộ Công thương và EVN. Nếu cơ chế giá điện sớm được quyết, Xecaman 3 sẽ sớm hoạt động ổn định trở lại.
Ngoài Xecaman 3, VietLao Power còn đầu tư Xecaman 1 và đang chuẩn bị cho Xecaman 4. Theo dự kiến, cuối năm nay, Xecaman 1 và 3 sẽ được khánh thành. Cơ chế giá điện từ sau năm 2025 cũng rất quan trọng và cần thiết cho các dự án này.
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
2025-01-10 15:28
-
16 hộ nghèo ở huyện Bù Gia Mập được cấp đất, nhà ở
2025-01-10 15:11
-
Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH
2025-01-10 14:26
-
9 tháng thu trên 4.300 tỷ đồng phí sử dụng đường bộ
2025-01-10 13:38