【kqbd cup c1 chau a】Sử dụng tài sản công tại các trường đại học tự chủ: Ưu tiên tối đa cho hoạt động giáo dục

作者:La liga 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:19:59 评论数:

ktqd

Các trung tâm khởi nghiệp sẽ là nơi khích lệ tinh thần của sinh viên,ửdụngtàisảncôngtạicáctrườngđạihọctựchủƯutiêntốiđachohoạtđộnggiáodụkqbd cup c1 chau a giúp các em có sự trải nghiệm nhiều hơn trước khi lập nghiệp

Lý giải cho việc này, ông Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 - 2021, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, với nguồn lực tài sản công còn hạn hẹp, các trường đại học tự chủ đang dành để ưu tiên cho hoạt động giáo dục.

Đặt lợi ích của người học lên hàng đầu

Ông Hoàng Văn Cường cho biết, Luật Quản lý tài sản công năm 2018 đã tạo lập cơ sở pháp lý để thực hiện đổi mới một cách sâu sắc cơ chế quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục đào tạo. Theo đó, luật cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường đại học tự chủ được đưa tài sản công vào liên doanh, liên kết nếu như những tài sản công đó không sử dụng hết cho mục đích, hoạt động của đơn vị đó. Trong Luật Giáo dục đại học, về cơ chế tự chủ cũng cho phép các trường được làm việc này.

Sử dụng tài sản công để cho thuê, liên doanh, liên kết, các trường phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý tài sản công. Đó là phải làm đề án cho thuê, trình cơ quan chủ quản phê duyệt. Khi việc cho thuê, liên doanh, liên kết được phê duyệt, các trường sẽ thực hiện quy định về mặt đấu thầu, lựa chọn người được thuê và giá thuê…

Theo ông Cường, quy định này rất thiết thực vì đã tạo ra cơ chế mở giúp các đơn vị sự nghiệp công lập còn đang thiếu nguồn lực nhưng lại có quỹ đất rộng, có nhiều tài sản có thể mang đi liên doanh, liên kết để đổi lấy cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại hơn, giúp cho công tác tự chủ của đơn vị ngày càng thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều ý kiến đặt ra là việc khai thác tài sản công mới chỉ dừng ở việc các trường cho thuê tài sản công dưới hình thức là tận dụng cơ sở vật chất (phòng học, hội trường, sân bãi tập thể thao, đặt máy ATM, máy bán hàng tự động, trông giữ xe, căng tin)… Về cơ bản, chưa thực sự tiến hành sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết một cách hiệu quả.

Cũng theo ông Cường, thời gian tới, cần có chế tài rõ hơn đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đang còn dư thừa tài sản công nhưng lại không thực hiện khai thác nguồn lực từ chính tài sản công đó. Còn đối với những cơ sở giáo dục đào tạo, không nên nhìn đơn thuần là đơn vị sự nghiệp công lập để đánh giá việc khai thác tài sản công. Cơ sở giáo dục đào tạo là nơi học tập và rèn luyện, nên lợi ích của người học phải được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, hiện nay, nguồn tài sản công của các trường chưa phải quá dư thừa để mang đi liên doanh, liên kết giúp mang lại nguồn thu. “Đây không phải là nguồn thu mà các trường hướng tới. Nguồn thu phải đến từ người học và phải làm sao để người học sẵn sàng làm việc đó” - ông Cường nhấn mạnh.

Do đó, từ cơ chế cho phép khai thác nguồn lực từ tài sản công, các trường đại học tự chủ đã mang tài sản công đi hợp tác để mang về những lợi ích, giá trị lớn hơn cho sinh viên, giúp họ có nền tảng tri thức vững chắc để bước vào con đường lập nghiệp. Đây chính là cách khai thác hiệu quả nhất tài sản công tại các trường đại học tự chủ, vừa đưa đến giá trị thương hiệu cho nhà trường vừa giữ đúng tôn chỉ mục đích là nơi giáo dục và đào tạo.

Ông Cường đưa ra ngay ví dụ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Vừa qua, nhà trường đã ký hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ về việc cung cấp mặt bằng nhưng không thu tiền để đặt các trung tâm khởi nghiệp tại trường. Các trung tâm khởi nghiệp này sẽ là nơi khích lệ tinh thần của sinh viên, giúp các em có sự trải nghiệm nhiều hơn trước khi lập nghiệp, do đó đã giúp cho hoạt động đào tạo của nhà trường tiếp cận với thực tiễn nhiều hơn. “Đối tượng được hưởng chính là các sinh viên, nếu không có cơ chế cho phép khai thác tài sản công thì nhà trường sẽ không làm được. Giá trị này gấp trăm ngàn lần việc mang tài sản cho thuê” - ông Cường nhấn mạnh.

Nguồn thu sẽ đến từ người học

Cơ chế tự chủ đã khuyến khích các trường mở rộng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó, để khẳng định giá trị thương hiệu của mình, các trường phải đáp ứng được nhu cầu của người học, tức là phải có cơ sở hạ tầng tốt nhất, có đội ngũ giảng viên đạt chất lượng tốt nhất để người học thu được giá trị nhiều nhất, từ đó họ sẵn sàng trả tiền học phí ở mức cao nhất.

“Người Việt Nam rất hiếu học, họ có thể mang tiền đi khắp thế giới để học vì kết quả thu về của họ không chỉ là tri thức mà còn là cơ hội. Việc làm của trường đại học tự chủ là phải đáp ứng được các yêu cầu đó, nghĩa là người học phải nhận được những dịch vụ tốt nhất, thầy dạy tốt nhất, phòng học và môi trường học tốt nhất…” - ông Cường chia sẻ.

Hiện tại, các trường thực hiện tự chủ đã dần đáp ứng được yêu cầu này. Với các trường có nhiều tài sản công đã thực hiện khai thác nguồn lực từ chính tài sản công để nâng cao công tác dạy và học, còn lại, các trường khác đã nâng cấp cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hoạt động giáo dục đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của xã hội. Nhiều hình thức đào tạo đã được mở ra như đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên; đào tạo tập trung và đào tạo từ xa; vừa học vừa làm, bồi dưỡng; tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở khác trong và ngoài nước; mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy…

Từ cách thức này, các trường đại học tự chủ đã thu hút ngày càng nhiều sinh viên đến học. Đặc biệt hơn là thời gian gần đây, đã có nhiều sinh viên thay vì chọn đi du học nước ngoài đã chọn học trong nước. Đây chính là kết quả của việc thực hiện tự chủ mang lại. Theo ông Cường, với cách làm này, các trường đại học tự chủ đã tạo ra nguồn lực tài sản công từ chính nội hàm của mình, và cũng là cách sử dụng hiệu quả tài sản công tại các trường đại học tự chủ hiện nay.

Vừa qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ký hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ về việc cung cấp mặt bằng nhưng không thu tiền để đặt các trung tâm khởi nghiệp tại trường. Các trung tâm khởi nghiệp này sẽ là nơi khích lệ tinh thần của sinh viên, giúp các em có sự trải nghiệm nhiều hơn trước khi lập nghiệp, do đó đã giúp cho hoạt động đào tạo của nhà trường tiếp cận với thực tiễn nhiều hơn.

Hạnh Thảo