Kim Phụng - Nhã Trâm
BPO - Thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025,ơinguồnchophụnữkhởinghiệtỷ số bulgaria những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Đồng Xoài đã giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện để nhiều phụ nữ khởi nghiệp. Những mô hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tuy còn nhỏ về quy mô nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá. Không chỉ giúp phụ nữ năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, chủ động về tài chính cho gia đình, mà thông qua hoạt động khởi nghiệp đã khẳng định vị trí, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
TẬN DỤNG TIỆN ÍCH MẠNG XÃ HỘI
Đã nhiều lần đặt hàng qua Zalo, Facebook hoặc điện thoại và được ship đến tận nhà, nhưng cuối tháng 9 vừa qua chúng tôi mới có dịp đến thăm nhà chị Bùi Thị Phúc ở khu phố Phú Thanh, phường Tân Phú - chủ tài khoản Phuc Bui Food trên mạng xã hội. Đây vừa là nhà riêng và cũng là nơi chế biến, đóng gói các loại thực phẩm ăn ngay của chị Phúc. Thời điểm chúng tôi đến, chị Phúc đang bận rộn làm các loại bánh trung thu. Tuy chỉ là mặt hàng mùa vụ nhưng với uy tín và chất lượng nên ngay từ giữa tháng 7 âm lịch đã có rất nhiều khách đặt hàng qua Zalo, Facebook, điện thoại...
Chị Bùi Thị Phúc, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu phố Phú Thanh, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài khởi nghiệp với mô hình món ăn nhà làm
Chị Phúc khởi nghiệp từ 5 năm qua với các mặt hàng kinh doanh chính là thực phẩm ăn ngay, trái cây... do gia đình chị tự chế biến, đóng gói, nhập và cung cấp cho khách hàng. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, cùng với sự cố gắng, nỗ lực, những năm qua chị Phúc và cơ sở của mình đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của các cấp hội phụ nữ thành phố trong việc quảng bá, giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa... Nhờ đó, đến nay tài khoản Phuc Bui Food không chỉ được các khách hàng ở TP. Đồng Xoài, trong tỉnh mà ở các tỉnh, thành phố khác biết đến.
Chị Phúc chia sẻ: Tôi đã mạnh dạn đi theo hướng cung cấp thực phẩm và đồ ăn nhà làm với tiêu chí tận tâm, chất lượng và sạch. Để có được như hôm nay, tôi đã sử dụng phương pháp truyền thông qua Facebook, Zalo... Khách hàng ăn ngon, tin tưởng lan truyền, từ đó, sản phẩm của tôi đã được khẳng định tại Bình Phước và các tỉnh lân cận.
Hiện chị Phúc là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu phố Phú Thanh. Chị luôn mong muốn thông qua mô hình khởi nghiệp của mình để chia sẻ kinh nghiệm đến nhiều chị em khác trên địa bàn, từ đó cùng vươn lên phát triển kinh tế gia đình.
KHỞI NGHIỆP TỪ MÓN ĂN ĐẶC SẢN
Được sự giới thiệu của Hội LHPN phường Tân Bình, chúng tôi đến thăm cơ sở Hạnh Phúc chuyên sản xuất nem chua Thanh Hóa do chị Trần Thị Hạnh, hội viên Chi hội Phụ nữ khu phố Thanh Bình làm chủ. Là người con quê hương Thanh Hóa, chị Hạnh luôn tự hào với món ăn đặc sản quê hương mình và đây cũng chính là lý do để chị quyết định khởi nghiệp từ việc làm và cung cấp món nem chua, nem nướng tại TP. Đồng Xoài.
Chị Trần Thị Hạnh (bìa phải) ở khu phố Thanh Bình, phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài khởi nghiệp với món nem chua
Chị Hạnh chia sẻ, khi khởi nghiệp chị nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiệt tình của các cấp hội phụ nữ, nhất là trong bán hàng, tạo cơ hội để cơ sở quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng... Qua đó giúp chị tự tin trong kinh doanh và phát triển cơ sở. Hiện mỗi ngày cơ sở nem chua Hạnh Phúc sản xuất, cung cấp cho khách hàng từ 6.000-10.000 sản phẩm nem. Dịp lễ, tết, đơn đặt hàng tăng lên rất nhiều, với số lượng xuất bán từ 40.000-60.000 sản phẩm.
“Trong suốt 5, 6 năm qua phát triển nghề làm nem, tôi thấy chất lượng và thái độ phục vụ là điều quan trọng nhất để khách quan tâm, ủng hộ mình. Về chất lượng, tôi luôn lựa chọn thực phẩm tốt nhất, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nhiều người về quê, nhưng không mua nem ngoài quê mà đặt nem tại đây để làm quà” - chị Hạnh bộc bạch.
HỖ TRỢ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều mô hình khởi nghiệp của phụ nữ tại các cơ sở hội trực thuộc Hội LHPN TP. Đồng Xoài. Điểm nổi bật của các mô hình khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Đồng Xoài, đó là các chị em trẻ tuổi, năng động và có nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là biết tận dụng lợi thế và khai thác tối đa tiện ích các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, fanpage… để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bán hàng.
Đại diện Hội LHPN thành phố Đồng Xoài trao vốn khởi nghiệp cho hội viên phụ nữ
Bên cạnh đó, các cấp hội phụ nữ luôn tạo điều kiện, hỗ trợ về vốn, kiến thức, truyền thông cũng như pháp lý... để mỗi hội viên phụ nữ nâng cao nhận thức về khởi nghiệp. Từ đó, chủ động chọn cho mình và gia đình mô hình, công việc, ngành nghề phù hợp đầu tư khởi nghiệp và phát triển.
Trong thời gian tới, Hội LHPN thành phố tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đăng ký thương hiệu sản phẩm để các sản phẩm của chị em tiếp cận được nhiều đối tượng trong xã hội. Đặc biệt, chúng tôi sẽ đẩy mạnh mô hình giúp nhau phát triển kinh tế bằng vốn xoay vòng để phụ nữ hoàn cảnh khó khăn có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Chủ tịch Hội LHPN TP. Đồng Xoài Nguyễn Thị Thắm |
Thực hiện chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, 5 năm qua, các cấp hội phụ nữ TP. Đồng Xoài đã hỗ trợ nguồn vốn 2,5 tỷ đồng giúp 546 hội viên phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công như nuôi bò, heo giống, bán nước mía, mở quán cà phê, shop hoa tươi...; liên kết với Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân hơn 2,1 tỷ đồng cho 1.020 hội viên phụ nữ vay sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình; thành lập 28 tổ hợp tác, 18 gian hàng hỗ trợ liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Sự giúp đỡ, hỗ trợ đó đã tạo điều kiện để phụ nữ tự tin, vững vàng hơn trong khởi nghiệp, chủ động về tài chính, đồng thời khẳng định vị trí, nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.