Trước khi World Cup chính thức khởi động,ÁothunWorldCupnhiễmđộcchấnam định vs hà nội tập đoàn TUV Rheinland đã mua 90 áo thun của người hâm mộ thuộc 32 đội bóng tham gia World Cup 2014 (mua cả trên thị trường trong nước lẫn trực tuyến) và thử nghiệm theo khung tiêu chuẩn châu Âu đối với hàng dệt may. Tập đoàn TUV Rheinland so tất cả các mẫu áo với nhau và loại trực tiếp để xác định độ độc hại. Áo thun World Cup 2014 chứa hóa chất độc hại (Ảnh minh họa)Áo thun không mua từ FIFA, DFB hay từ nhà sản xuất áo chính thức cho World Cup. Thay vào đó, áo thun của trẻ em dùng trong thử nghiệm có nguồn gốc từ thị trườngthương mại, các cửa hàng lưu niệm và Internet với giá trung bình khoảng 20 đô la mỗi áo. Sau đó, 90 áo thun được đem đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm dệt may của tập đoàn TUV Rheinland tại Thổ Nhĩ Kỳ về các hóa chất độc hại và chất lượng sản phẩm. Các "đội dệt may" cạnh tranh với nhau trên cơ sở rút ra từ vòng bảng và loại trực tiếp. Tập đoàn TUV Rheinland đã sử dụng phương pháp này cho tới khi kết thúc. Kết quả thu được khá bất ngờ và đáng báo động. Frank Dudley, phát ngôn viên của TUV Rheinland cho biết: "Ban đầu, chúng tôi lên kế hoạch cho chiến dịch chỉ đơn giản nhằm mục đích dự đoán kết quả thi đấu nên không mua bất kỳ áo thun giá rẻ nào. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm lại cho thấy con số đáng báo động. 1/3 áo thun của người hâm mộ chứa đầy hóa chất độc hại bị cấm bán trên thị trường thế giới hoặc ít nhất là ở châu Âu hoặc tại Mỹ - 1/3 số áo thun trong thực nghiệm nhiễm hóa chất độc hại vượt mức giới hạn cho phép." Tập đoàn TUV Rheinland có phòng thí nghiệm quốc tế riêng chuyên kiểm định về nhiều lĩnh vực trong đó có hàng dệt may. Cuộc thí nghiệm của TUV Rheinland tại Istanbul dựa trên khung tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn thử nghiệm, đồng thời còn sử dụng định mức giới hạn của châu Âu như một chuẩn mực cho tất cả các sản phẩm hàng hóa. Các áo thun được thử nghiệm theo các tiêu chuẩn sau: Sử dụng thuốc nhuộm azo được xác nhận theo tiêu chuẩn DIN EN 14.362-1 và -3, loại hóa chất có thể gây ung thư và bị cấm sử dụng trong dệt may. Xác định hóa chất cadimi theo tiêu chuẩn DIN EN 1122: Cadmium và các hợp chất được đánh giá từ cấp "nguy hại" đến "rất độc hại". Vì vậy, Cadmium đã bị cấm từ tháng 12 năm 2011.
|