Hoạt động buôn bán và vận chuyển vũ khí quân sự không kiểm soát đã kéo dài hàng thập kỷ ở Iraq vô tình trở thành nguồn cung béo bở cho phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (khủng bố IS),ủngbốISđangsởhữuvũkhícủacácsiêucườngthếgiớkết quả bóng anh Zing News đưa tin theo AFP. Trong báo cáo được đưa ra hôm nay 8/12, Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi thắt chặt kiểm soát nhằm ngăn chặn hậu quả đáng báo động từ các hoạt động gia tăng vũ khí trong nước. Một phiến quân khủng bố IS bắn đạn từ một khẩu súng phòng không trên thùng sau xe tải ở thành phố Hassakeh (Syria). Ảnh APLiên quan đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Patrick Wilcken của tổ chức cho hay: "Nguồn vũ khí dồi dào và đa dạng đang được nhóm vũ trang IS sử dụng là minh chứng điển hình cho thấy giao dịch vũ khí không kiểm soát đã dẫn đến những hành động tàn bạo trên quy mô lớn như thế nào". Theo Patrick, quy định lỏng lẻo và thiếu giám sát nguồn vũ khí tuồn vào Iraq hàng thập kỷ qua đã giúp khủng bố IS và các nhóm vũ trang khác hưởng lợi. Theo nguồn tin báo Dân Trí trích từ AP, kể từ mùa hè năm ngoái, khủng bố IS đã tấn công một loạt địa phương tại Iraq, làm chủ thành phố lớn thứ hai của nước này là Mosul. Rất nhiều vũ khí bị lực lượng Iraq bỏ lại, bao gồm vũ khí và xe quân sự do Mỹ cung cấp, đã rơi vào tay phiến quân IS. Nhóm Hồi giáo cực đoan này cũng đã cướp được vũ khí từ các lực lượng tại Syria sau khi chiếm đóng nhiều căn cứ quân sự tại đây. Từ những hình ảnh, đoạn video được xác thực về phiến quân IS, các chuyên gia khẳng định những loại vũ khí, đạn dược và thiết bị Nhà nước Hồi giáo đang sử dụng được sản xuất và thiết kế tại 25 quốc gia. Trong số đó, khẩu súng trường Enfield Pattern từ những năm 1914 còn sót lại trong Thế chiến I được cho là vũ khí lâu đời nhất mà phiến quân IS hiện đang sử dụng. Ngoài ra, Nhà nước Hồi giáo còn súng bắn tỉa của Nga, súng máy của Trung Quốc, tên lửa chống tăng Liên Xô và hệ thống pháo của Mỹ. Đặc biệt trong những loại vũ khí tối tân nhất có thể kể đến tên lửa chống tăng và tên lửa đất-đối-không do Trung Quốc sản xuất. Những loại tên lửa này đủ sức bắn hạ máy bay trực thăng. Hình ảnh công bố hồi tháng 6 cho thấy khủng bố IS sử dụng tên lửa chống tăng của Mỹ tại Syria. Ảnh APBên cạnh đó, khủng bố IS còn nắm trong tay gồm súng trường M16 của quân đội Mỹ, súng bắn tỉa của Áo, Nga và súng máy của Trung Quốc, Bỉ. Một lượng “đa dạng vũ khí hạng nhẹ” khác được xuất từ Bosnia & Herzegovina và Serbia sang Anh năm 2005 và 2006, trước khi được xuất khẩu tiếp tới Iraq. Đầu năm 2007, khoảng 20.000 vũ khí tấn công của Trung Quốc cũng được chuyển từ Anh sang Iraq. Rất nhiều khẩu súng sau đó đã “trôi dạt”, bản báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết. Theo thông tin trên báo Dân Việt, trao đổi với Daily Mail về nguồn vũ khí của IS, Oliver Sprague, giám đốc vũ khí thuộc tổ chức Ân xá Anh cho biết: “Nhiều thập kỉ vũ khí dễ dàng đổ vào Iraq đồng nghĩa với việc khi IS kiểm soát được các khu vực này, chúng như lũ trẻ trong cửa hàng kẹo ngọt. Những quốc gia đang vô tình cung cấp vũ khí cho IS đặt ra yêu cầu chúng ta cần dừng lại mọi thỏa thuận buôn bán vũ khí hiện có với chính phủ các nước”. Tổ chức nhân quyền này khẳng định chính những vũ khí đó đã giúp khủng bố IS thực hiện “một chiến dịch lạm dụng kinh hoàng”, bao gồm “giết người hàng loạt, hãm hiếp, tra tấn, giam cầm, bắt cóc con tin”. Tổ chức Ân xá cho biết các quốc gia xuất khẩu, bao gồm 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đã nhận thức được những rủi ro khi vận chuyển vũ khí cho Iraq, nơi tham nhũng khá phổ biến và cơ chế kiểm soát còn lỏng lẻo. Đáng nói, một tài liệu mới rò rỉ gần đây của khủng bố IS cho thấy chúng đang muốn xây dựng một quốc gia độc lập có bộ máy chính phủ, ngân khố, chương trình phát triển kinh tế để tự chủ về tài chính. Đoạn tài liệu 24 trang được Guardian thu thập được cho thấy chúng muốn xây dựng các mối quan hệ ngoại giao với nước khác cũng như chiến dịch tuyên truyền bài bản. Một phiến quân cầm cờ của Nhà nước Hồi giáo (khủng bố IS) trên chiếc xe tăng mà chúng thu giữ được từ quân chính phủ Syria. Ảnh APĐồng thời, khủng bố IS cũng đang âm mưu xây dựng các trại huấn luyện tập trung, trong đó học viên sẽ trải qua 2 tuần luyện tập mỗi năm để được dạy về “nghệ thuật sử dụng súng đạn, kế hoạch tác chiến và công nghệ quân sự hiện đại”. Bản tài liệu cũng khẳng định sẽ cung cấp “cái nhìn chi tiết về công nghệ” của kẻ địch và giúp “các binh sĩ của Nhà nước Hồi giáo tận dụng ưu thế”. Trước tình hình này, nhà nghiên cứu Patrick Wilcken nói: "Lạm dụng vũ khí tại Iraq cùng các khu vực xung quanh đã hủy hoại cuộc sống của hàng triệu người và đẩy họ vào mối họa hiện hữu". Ông nhấn mạnh rằng hậu quả của việc vận chuyển vũ khí đến Iraq, Syria và hành động cướp bóc của khủng bố IS là lời cảnh tỉnh đối với các nước xuất khẩu vũ khí trên thế giới. Được biết hiện Tổ chức Ân xá Quốc tế đang kêu gọi lệnh cấm vận với lực lượng chính phủ Syria và áp dụng quy định nghiêm ngặt khi xuất khẩu vũ khí cho Iraq. Lan Anh(T/h) Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay ngày 8/12 |