【bóng đá hạng nhất anh hôm nay】Chủ động phòng, chống cháy rừng
作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:54:39 评论数:
Thời điểm này,ủđộngphngchốngchyrừbóng đá hạng nhất anh hôm nay vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào cao điểm khô hạn, vì thế nguy cơ cháy rừng rất cao. Theo dự báo của ngành chức năng, mức độ cháy rừng đang ở cấp độ 2 đến cấp độ 4 tùy theo địa phương. Trước tình hình trên, lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố trong vùng đã có giải pháp gì để chủ động ngăn ngừa cháy rừng ?
Lực lượng vũ trang Sư đoàn 4, Quân khu 9 tăng cường tuần tra bảo vệ rừng.
Nguy cơ cháy rừng cao
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, từ nay đến giữa năm 2018, thời tiết Nam bộ không có biến động quá lớn. Tuy nhiên, hiện vùng ĐBSCL nắng nóng xuất hiện liên tục với cường độ bức xạ tăng và thời gian nắng nóng trong ngày sẽ kéo dài khiến nguy cơ cháy rừng cao hơn.
Tại Cà Mau, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), những ngày đầu tháng 3, rừng do Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ quản lý đã bắt đầu cạn nước. Nhiều diện tích rừng trồng theo hình thức kê liếp và một số khu vực gò cao đã khô, nguy cơ cháy rừng dự báo đang ở cấp 2.
Ở An Giang, theo thống kê, chỉ riêng huyện Tri Tôn có hơn 5.538ha rừng cần được bảo vệ và phòng, chống cháy rừng (PCCR). Trong số này, vùng trọng điểm cháy được xác định là hơn 4.273ha (rừng tự nhiên đồi núi 2.550ha và rừng trồng đồng bằng 1.723ha). Tiếp đó là huyện Tịnh Biên, vùng trọng điểm có nguy cơ cháy lên đến hơn 6.273ha (rừng đồi núi hơn 5.400ha và rừng đồng bằng là 873ha). Ông Trần Phú Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, cho biết: “Thời điểm này, toàn bộ diện tích rừng của tỉnh đang ở mức báo động nguy cơ cháy rừng cấp 4 (cấp nguy hiểm) và khả năng sẽ nâng lên cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm)”.
Cũng theo ông Hòa, khó khăn lớn nhất của hai địa phương này trong thời gian qua là diễn biến nắng hạn, bão, lũ làm nhiều diện tích rừng và thảm thực vật bị chết, bị gãy đổ. Rừng trên địa bàn hai huyện này đa phần là rừng khộp nên vào thời điểm cận tết 2018 cũng là thời điểm thay lá, tạo lớp vật liệu cháy dưới chân rừng ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, rừng nằm ở địa hình phức tạp, độ dốc lớn, diện tích giao khoán nhỏ lẻ, hộ định cư tại rừng cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.
Không để bị động, bất ngờ
Vườn Quốc gia U Minh Hạ có diện tích hơn 8.500ha với kết cấu rừng tràm trên nền đất than bùn, nếu để phát sinh cháy sẽ dẫn đến cháy lớn và âm ỉ rất khó dập tắt triệt để. Vì vậy, Cà Mau đã chủ động các phương án nhằm bảo vệ rừng. Theo đó, Ban Quản lý Vườn Quốc gia U Minh Hạ triển khai nhiều phương án như: Duy tu, bảo quản các chòi canh lửa, đưa phương tiện, bố trí lực lượng xuống những địa bàn trọng điểm; dọn kênh để bảo đảm cho công tác tuần tra, kiểm soát được thông suốt. Ông Lê Thanh Dũng, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, thông tin: “Từ ngày 15-3, lực lượng kiểm lâm đã xuống địa bàn trực 24/24 giờ ở các chòi canh. Đồng thời, thường xuyên tuần tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn người dân vào rừng khai thác ong, săn thú và bắt cá có thể dẫn đến cháy rừng. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Vườn Quốc gia U Minh Hạ triển khai công tác tuyên truyền, vận động hơn 5.000 hộ dân sống trong khu vực rừng tràm, vùng đệm ký cam kết tham gia bảo vệ và PCCR”.
Ghi nhận tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng tỉnh Hậu Giang, ngoài việc phân công lực lượng ứng trực thì Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng còn tích cực tổ chức các cuộc tuyên truyền đến hơn 1.000 cán bộ, người dân xung quanh khu bảo tồn để nâng cao trách nhiệm cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, PCCR. “Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng còn thường xuyên phân công lực lượng khơi thông dòng chảy nên hiện nay các tuyến kênh không còn bị cỏ, lục bình làm tắc nghẽn; tiến hành công tác gia cố cống, đập, bửng để giữ nước, đồng thời thường xuyên kiểm tra, vận hành các trang thiết bị, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống bất ngờ xảy ra...”, ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cho hay.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có hơn 2.500ha rừng, trong đó hơn 1.300ha rừng đặc dụng, hơn 1.200ha rừng sản xuất, tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy và Long Mỹ. Trong thời gian qua, nhờ sự chủ động, phối hợp chặt chẽ về công tác tuyên truyền, tuần tra canh gác, phòng cháy... giữa đơn vị quản lý với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương nên liên tiếp 7 mùa khô vừa qua, tại đây không xảy ra một vụ cháy rừng nào.
Cùng chung tay bảo vệ rừng còn phải kể đến những cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn Quân khu 9. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, tích cực tham gia bảo vệ, chữa cháy rừng khi có tình huống xảy ra. Được giao quản lý, bảo vệ hơn 1.660ha rừng tràm trải dài trên địa bàn các huyện Hòn Đất, Giang Thành của tỉnh Kiên Giang, Sư đoàn 4 đã tăng cường lực lượng và phương tiện cho các chốt, trạm giữ rừng; chỉ đạo các đơn vị tổ chức tuần tra, canh gác 24/24 giờ và bơm nước từ các dòng kênh chính vào kênh cấp phối trong rừng để giữ ẩm. “Ngay từ đầu mùa khô, sư đoàn đã cho kiểm tra, rà soát, bổ sung xây dựng hoàn chỉnh các kế hoạch PCCR. Điều chỉnh kế hoạch hiệp đồng trong sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị khi có tình huống cháy xảy ra với phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả, quyết tâm bảo vệ “lá phổi” vùng Tứ giác Long Xuyên mãi xanh”, đại tá Nguyễn Minh Hiệp, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn 4, Quân khu 9 thông tin.
Bài, ảnh: THÚY AN - HUY BÌNH