【kq anh.】Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng |
Bức tranh kinh tế với gam màu sáng
Bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2024 sắp khép lại với sự ghi nhận ở nhiều kết quả tích cực,ỳvọngtăngtrưởngnàochonềnkinhtếViệtNamnăkq anh. cho thấy những biện pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách của Chính phủ thời gian qua đã phát huy tác dụng.
Minh chứng, trong bối cảnh rất nhiều biến động nhưng với nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, kinh tế Việt Nam là điểm sáng so với các nước trong khu vực với mức tăng trưởng lên đến 7%. Trước đó, nhóm nghiên cứu toàn cầu HSBC đã dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc mức cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan).
Thực tế, theo các tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với dự báo tăng trưởng 6,4% từ năm 2024 đến 2029.
Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu. Đây sẽ là nền tảng bứt phá của nền kinh tế trong năm 2025. Ảnh: T.L |
Đáng mừng, sau nhiều năm lỡ hẹn, năm 2024, Việt Nam có thể đạt được và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Mức tăng trưởng GDP trên 7% đảm bảo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người đạt 4.700 USD-4.730 USD.
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cả năm 2024 có thể đạt khoảng 782,33 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Xuất siêu ước đạt 23,53 tỷ USD.
Đặc biệt, trong cuộc cạnh tranh thương mại toàn cầu, quy mô nền kinh tế Việt Nam cũng đã có nhiều điểm sáng. Hiện Việt Nam đứng thứ 35 và thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại hàng đầu thế giới, với xuất siêu chín năm liên tiếp. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hội nhập mạnh mẽ với thế giới, được 73 nước công nhận nền kinh tế thị trường; đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (CPTPP, EVFTA, RCEP...) với trên 60 quốc gia, đối tác lớn trên toàn cầu.
Xếp hạng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới tính từ năm 2019 đến nay (74%), và năm 2024 tăng thêm 1 bậc, xếp thứ 32/100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới, đạt 431 tỷ USD trong bảng xếp hạng của hãng Brand Finance, công ty định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh.
Đánh giá về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm qua, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhìn nhận, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi với nhiều dấu ấn, nhất là các chỉ số về sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu. Đây là nền tảng rất tốt để nền kinh tế chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.
Vượt qua nhiều thách thức, song năm qua, theo nhìn nhận từ các chuyên gia, chính sự quyết liệt sáng suốt trong chỉ đạo, cùng nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã khiến GDP bứt tốc trong những tháng cuối năm, nhiều khả năng cán đích tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu 6,5%-7% do Quốc hội đặt ra.
Quyết tâm hiện thực mục tiêu tăng trưởng
Bước sang năm 2025, theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt quy mô 506 tỷ USD trong năm 2025, đứng thứ 33 toàn cầu. Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng tin tưởng, năm 2025, GDP Việt Nam sẽ tăng 6,5% và tiếp tục duy trì mức cao nhất khu vực.
Không dừng lại ở đó, mục tiêu tăng trưởng vào năm 2025 được Quốc hội giao cho Chính phủ là từ 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. Đặc biệt, theo quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ, trong hội nghị toàn quốc tổng kết Nghị quyết số 18, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu chỉ tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP 8% cho cả nước vào năm tới. Đây được coi là bệ phóng cho giai đoạn bứt phá tăng trưởng hai con số từ 2026 đến 2030.
Mục tiêu đã được đề ra, song có thể coi đây là một thách thức lớn cho Việt Nam trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới được dự báo còn đan xen nhiều thuận lợi và bao trùm khó khăn.
Theo đó, để hiện thực hoá mục tiêu đề ra, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra khuyến nghị, cần phải quyết liệt, đồng bộ, tổng thể các giải pháp trong năm 2025. Đơn cử, Việt Nam cần đẩy mạnh các vấn đề về xây dựng chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp chế biến ứng dụng có hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và tinh gọn bộ máy. Qua đó, nền kinh tế sẽ củng cố sự độc lập tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế để thích ứng với bối cảnh cạnh tranh địa chính trị thế giới ngày càng phức tạp, khó lường.
Cả nước cần tập trung ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá.
Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng của 5 thành phố trực thuộc Trung ương, bởi đây là các đầu tàu phát triển của các vùng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh kích cầu thị trường trong nước, tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình; xem xét giải quyết bất cập về giá vé máy bay để kích thích du lịch, tiêu dùng.
Đặc biệt, Việt Nam cần tiếp tục mở rộng phát triển công nghiệp và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc, sân bay mới và hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhằm tạo động lực cho tăng trưởng.
Cùng với đó, ưu tiên gỡ nút thắt pháp lý cho thị trường bất động sản, các dự án quy hoạch, đầu tư, đặc biệt thúc đẩy các dự án lớn của ngành điện nhằm giải quyết bài toán cung ứng điện. Quan tâm đầu tư các cơ sở hạ tầng xử lý chất thải nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho tương lai...
Tiếp tục quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp, ngoài những giải pháp từ Chính phủ thì các địa phương cũng cần xắn tay vào để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị sẽ là tiền đề hiện thực hoá cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2025, góp phần đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
下一篇:Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
相关文章:
- Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- Cao Bằng: Kiểm tra 2.795 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Đệm giá rẻ bày bán tràn lan, chất lượng có đảm bảo?
- TP. HCM gắn mác những nhà hàng không đạt chuẩn, Hà Nội gắn logo cho thực phẩm sạch
- Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- Nâng cao cảnh giác trước những hình thức lừa đảo qua điện thoại phổ biến hiện nay
- Tổng cục TCĐLCL mở cửa các phòng thử nghiệm, kiểm định đón khách
- An Giang phát hiện, xử lý 77 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp
- TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- Giải pháp thắt chặt quản lý tình trạng mua, bán thuốc không cần kê đơn
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- Hiểm họa đe dọa tới sức khỏe khi tự ý mua thuốc tiêm, bút tiêm giảm cân tại nhà
- Xử phạt Công ty TNHH Hùng Lương và một cơ sở kinh doanh karaoke vi phạm phòng cháy chữa cháy
- Khai trương Trung tâm thể thao Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- Hơn 100.000 xe ô tô của hãng Volkswagen, Porsche và Mazda bị triệu hồi vì lỗi kỹ thuật
- Tây Ninh xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón vi phạm về nhãn mác
- Thu hồi sản phẩm lưỡi bò đông lạnh do nguy cơ nhiễm Listeria
- Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- QUATEST 4
- Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa