88Point88Point

【kết quả tỷ số ý】Nét son từ hoạt động sân khấu cải lương

Báo Cà MauTừ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Thông tin tuyên truyền đến nay đã tròn 70 năm, một chặng đường dài của ngành văn hoá với nhiều dấu son quan trọng. Ðồng hành với lịch sử cách mạng và dân tộc, các hoạt động văn hoá, văn nghệ của tỉnh Cà Mau luôn nỗ lực làm tròn sứ mệnh của đội quân xung kích trên mặt trận văn hoá tư tưởng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Thông tin tuyên truyền đến nay đã tròn 70 năm, một chặng đường dài của ngành văn hoá với nhiều dấu son quan trọng. Ðồng hành với lịch sử cách mạng và dân tộc, các hoạt động văn hoá, văn nghệ của tỉnh Cà Mau luôn nỗ lực làm tròn sứ mệnh của đội quân xung kích trên mặt trận văn hoá tư tưởng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm chiến tranh, văn hoá, văn nghệ luôn là vũ khí sắc bén để chống lại kẻ thù, là nguồn động viên, cổ vũ các chiến sĩ cách mạng vượt qua những khó khăn, thử thách, chiến đấu giành thắng lợi trước kẻ thù xâm lược. Ðến những năm hoà bình, văn hoá, văn nghệ tiếp tục góp phần tuyên truyền xây dựng đất nước, là động lực phát huy nội lực, tiềm năng, lợi thế để phát triển và hội nhập quốc tế.

Các diễn viên Đoàn Cải lương Hương Tràm trong giờ tập.              Ảnh: VŨ TRÂN

Những năm kháng chiến chống Pháp, từ nhu cầu tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật để phục vụ các nhiệm vụ lịch sử và chính trị, việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ được trải rộng trên địa bàn 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Ðến năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, địa phận Cà Mau - Bạc Liêu được gọi chung tên gọi hành chính là tỉnh Minh Hải. Tháng 1/1997, tỉnh Minh Hải được chia tách thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, hoạt động văn hoá, văn nghệ của tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Dấu ấn của hoạt động văn hoá, văn nghệ Cà Mau trong những năm chiến tranh có thể kể đến sự kiện ra đời của Ðoàn Văn công Giải phóng tỉnh Cà Mau vào ngày 19/8/1960, tại xóm Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Tên ban đầu là Ðoàn Tuyên truyền lưu động Tỉnh uỷ Bạc Liêu. Ðoàn có nhiệm vụ là dùng hình thức nghệ thuật ca, múa, kịch để tập hợp Nhân dân tuyên truyền chính trị phục vụ cho phong trào Ðồng khởi giải phóng miền Nam. Thời kỳ này, đoàn không có trụ sở cố định, chủ yếu tạm trú nhà dân, được Nhân dân cách mạng đùm bọc, che giấu để hoạt động, phương tiện kỹ thuật thô sơ, tự tạo, vận chuyển bằng xuồng ba lá, kinh phí hoạt động, lương thực, thực phẩm đều do Nhân dân cách mạng đóng góp.

Thời gian đầu mới thành lập, phần lớn cán bộ, diễn viên của đoàn đều kiêm nhiệm công việc, có người vừa là diễn viên, vừa là soạn giả kịch, thơ, biên đạo múa, vừa là nhạc công… Chương trình đầu tiên được dàn dựng kịp thời phục vụ phong trào Ðồng khởi có những tiết mục tiêu biểu như vở ca vũ kịch Anh Ba Gật của Nguyễn Hải Tùng và vở kịch hò Một hướng hai phương của Minh Thuỳ, tiết mục độc tấu Kể chuyện Ngô Ðình Diệm và một số tiết mục tân nhạc, cổ nhạc khác.

Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, ngày 20/12/1960, Ðoàn Tuyên truyền lưu động Tỉnh uỷ Bạc Liêu được đổi tên thành Ðoàn Văn công Giải phóng tỉnh Cà Mau. Thời kỳ này, đoàn được củng cố về lực lượng cán bộ, diễn viên và trang thiết bị kỹ thuật, chương trình nghệ thuật cũng được dàn dựng quy mô hơn, phạm vi hoạt động mở rộng, nhiệm vụ tuyên truyền càng nặng nề hơn. Ðầu năm 1961, Ðoàn Văn công Giải phóng tỉnh Cà Mau vinh dự được tổ chức biểu diễn phục vụ Ðại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Tây Nam Bộ, tổ chức tại xã Trí Phải, huyên Thới Bình.

Những năm 1970-1973, do yêu cầu phục vụ chính trị, đoàn phải tách ra thành 2 đội (Ðội I do đồng chí Huỳnh Hảnh làm Ðội trưởng, Ðội II do đồng chí Lâm Tường Vân làm Ðội trưởng),  phân tán lực lượng để tổ chức hoạt động tránh tai mắt địch, kịp thời phục vụ chiến trường theo yêu cầu của Tỉnh uỷ. Hoạt động của Ðoàn Văn công Giải phóng tỉnh Cà Mau hầu như gắn liền với các chiến trường, gắn liền với lực lượng quân đội cách mạng. Căn cứ bí mật của đoàn thường xuyên di chuyển để địch không phát hiện, trong đó địa điểm đóng quân lâu dài nhất là tại Rạch Láng, Giáp Nước (xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước). Những buổi biểu diễn luôn được sự yểm trợ của lực lượng quân đội chủ lực và sự canh gác bảo vệ của lực dân quân tự vệ địa phương, mỗi đêm diễn có từ 10.000-20.000 khán giả, thời lượng chương trình diễn từ 20 giờ tới 3-4 giờ sáng, trên 20 tiết mục ca múa nhạc và 1 vở cải lương dài hoặc 2 vở cải lương trong đêm diễn.

Năm 1976, Ðoàn Văn công Giải phóng tỉnh Bạc Liêu và Ðoàn Văn công Giải phóng tỉnh Cà Mau sáp nhập. Sau đó tỉnh chủ trương hoạt động chuyên sâu loại hình nghệ thuật, nên đầu năm 1977 tách thành 2 đoàn: Ðoàn Cải lương Hương Tràm và Ðoàn Ca múa Tam Giang. Thời kỳ này, Ðoàn Cải lương Hương Tràm với những vở diễn tiêu biểu được chú ý có thể kể đến: Bên dòng Giang Khẩu, Oanh và Ngọc, Tìm lại cuộc đời, Giọt máu oan cừu, Thái hậu Dương Vân Nga, Tìm lại đứa con, Lọ nước thần, Ngô Quyền, Bên dòng Nhị Nguyệt, Phi vụ cuối cùng, Nhớ mùa trăng xưa, Trước bình minh, Dốc sương mù, Nhân danh công lý, Hậu Lưu Bình - Dương Lễ (2 tập), Lục Vân Tiên, Hoàng hậu Ba Tư, Lôi vũ, Chàng mồ côi và Công chúa ăn mày (2 tập), Máu thắm đồng Nọc Nạng, Tiếng sáo đêm trăng, Kẻ muốn làm thượng đế, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Ánh sáng phù du, Dòng đời và cạm bẫy...

Từ sau những năm đổi mới đến nay, phát huy những thành tựu đã đạt được, Ðoàn Cải lương Hương Tràm tiếp tục dàn dựng và phục vụ khán giả nhiều vở cải lương tiêu biểu: Bóng biển, Thằng ngố đi đòi nợ Phật, Thầm lặng giữa cuộc đời, Nàng Si Ta, Bến xưa, Ðêm du thuyền, Thân gái giang hồ, Trà hoa nữ, Chớp biển, Chuyện tình miền quê ngoại, Sóng gió cuộc đời, Góc khuất trái tim, Một phút một thời, Biển và bờ…

Từ tháng 10/2007, Ðoàn Cải lương Hương Tràm tiếp nhận toàn bộ Ðoàn Ca múa nhạc tỉnh Cà Mau do thực hiện chương trình xã hội hoá của tỉnh, sáp nhập nhằm tinh gọn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác nghệ thuật của tỉnh, đồng thời để giảm bớt nguồn kinh phí do ngân sách địa phương bao cấp trong khi loại hình ca múa nhạc đã phát triển mạnh theo chiều xã hội hoá.

Nhiều thế hệ diễn viên trưởng thành trên sân khấu tỉnh nhà, trở thành hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam như: Lâm Tường Vân, Huỳnh Hảnh, Anh Ðạo, Huỳnh Khánh, Kim Chi, Hồng Chi, Minh Ðương, Lệ Minh, Việt Tiên, Quốc Tín, Lịch Sử, Hoa Phượng, Kim Hiền, Trúc Ly... và nhiều Nghệ sĩ Ưu tú: Minh Ðương, Minh Sang, Minh Hoàng, Lịch Sử, Hoa Phượng...

Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt, nhiều thế hệ trẻ của Ðoàn Cải lương Hương Tràm đã khẳng định uy tín nghề nghiệp của mình và của tập thể, tiếp tục gặt hái được nhiều thành tích mới, tạo tiếng vang trong lĩnh vực sân khấu cải lương Nam Bộ và cả nước. Nhiều nghệ sĩ, diễn viên đoạt giải Trần Hữu Trang (Lịch Sử, Hoàng Nhất, Hoa Phượng, Trúc Ly, Thái Hùng), đoạt các huy chương tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc (Lịch Sử, Hoàng Nhất, Hoa Phượng, Trúc Ly), Giải triển vọng tài năng trẻ (Hoa Phượng, Trúc Ly)… Nhiều cá nhân, tập thể đoạt được nhiều Huy chương Vàng, Huy chương Bạc và nhiều giải thưởng sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, nhiều bằng khen của Bộ Văn hoá - Thông tin, của UBND tỉnh.

Với thành tích trong những năm tháng chiến tranh và sau ngày đất nước thống nhất, Ðoàn Văn công Giải phóng tỉnh Cà Mau trước đây, cũng như Ðoàn Cải lương Hương Tràm ngày nay vinh dự được đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước: Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân do Chủ tịch nước phong tặng./.

Huỳnh Thăng

赞(9897)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả tỷ số ý】Nét son từ hoạt động sân khấu cải lương