88Point88Point

【bang xep hang ita】Nhiều nước hạn chế hình ảnh thuốc lá trên phim ảnh

VHO - Các nhà làm phim thường sử dụng thuốc lá,ềunướchạnchếhìnhảnhthuốclátrênphimảbang xep hang ita xì gà, tẩu... để lột tả tâm trạng, tình huống nhân vật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hình ảnh thuốc lá trên phim ảnh có thể kích thích hành vi hút thuốc. Do đó, một số quốc gia đã ban hành những quy định hạn chế hình ảnh thuốc lá trên phim ảnh.

 Nhiều nước hạn chế hình ảnh thuốc lá trên phim ảnh - ảnh 1
Cảnh báo “Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh ung thư” trên một bộ phim

Các nhà khoa học khẳng định nicotine là chất hóa học chính trong thuốc lá là một chất gây nghiện. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thuốc lá vẫn không ngừng quảng cáo sản phẩm trên phim ảnh cùng với việc các nhà làm phim sử dụng thuốc lá, xì gà, tẩu... để lột tả tâm trạng, tình huống nhân vật nên hình ảnh thuốc lá xuất hiện trên phim khá phổ biến.

Theo đánh giá của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ, 56% các phim được phân loại PG- 13 (dành cho người từ 13 tuổi trở lên) được phát hành từ năm 2002 đến năm 2018 đều có cảnh sử dụng thuốc lá. Ngoài ra, các công ty thuốc lá đã quảng bá việc hút thuốc trên màn ảnh từ những năm 20 của thế kỷ trước. Chẳng hạn, trong phim Siêu nhân, công ty thuốc lá Marlboro đã trả cho nhà sản xuất 42.500 USD để được đưa vào phim và họ đã thu được rất nhiều lợi nhuận.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hình ảnh thuốc lá trên phim ảnh sẽ khiến các cơ chế sinh học tiềm ẩn kích thích hành vi hút thuốc. Báo cáo của Hội Bác sĩ phẫu thuật Mỹ kết luận: Hình ảnh hút thuốc trên phim ảnh có thể làm thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc. Việc xếp loại R (Phim giới hạn, không dành cho người dưới 17 tuổi nếu không có cha mẹ hoặc người giám hộ lớn tuổi cùng đi) cho các bộ phim có cảnh hút thuốc có thể làm giảm số lượng thanh thiếu niên hút thuốc xuống gần 1/5 (18%).

Trước thực trạng này, từ nhiều năm trước, một số quốc gia đã ban hành các quy định hạn chế hình ảnh thuốc lá trên phim ảnh. Bà Huỳnh Lan Phương, chuyên gia của Tổ chức Vital Strategies cho biết, tại Trung Quốc năm 2006 Cục Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc (SARFT) đã ban hành quy định về đăng ký kịch bản và quản lý phim, trong đó yêu cầu phải cắt hoặc chỉnh sửa các cảnh hút thuốc quá mức. Ủy ban Đánh giá phim của SARFT được phép cấp giấy phép hoặc yêu cầu chỉnh sửa các phim đã được đánh giá.

“Đến năm 2009 và 2011, các quy định được sửa đổi và có các quy định chặt chẽ hơn cho cả phim điện ảnh và truyền hình. Cụ thể, giảm thời lượng các cảnh hút thuốc; không được hút thuốc trong cảnh quay ở các tòa nhà công cộng hoặc những nơi cấm hút thuốc hoặc có biển báo cấm hút thuốc. Không được chiếu cảnh trẻ vị thành niên hút thuốc hoặc mua thuốc lá, hay xuất hiện khi người khác hút thuốc. Cấm mọi hình thức quảng cáo thuốc lá trên truyền hình, kể cả nhận diện thuốc lá. Các bộ phim có quá nhiều cảnh hút thuốc sẽ không được đề cử vào bất kỳ hoạt động đánh giá xuất sắc nào của SARFT”, bà Huỳnh Lan Phương cho hay.

Nhờ đó, các cuộc khảo sát của Hiệp hội Kiểm soát thuốc lá Trung Quốc về các bộ phim và chương trình truyền hình phổ biến nhất hằng năm (bao gồm 30 bộ phim và 20 series phim truyền hình từ năm 2007; 40 bộ phim và 30 series phim truyền hình từ năm 2009) cho thấy: Phim do Trung Quốc sản xuất không có khói thuốc tăng từ 13% lên 36% từ năm 2007- 2013; Phim truyền hình hàng đầu của Trung Quốc không có khói thuốc tăng từ 10% lên 50% từ 2007-2013. Các vụ việc liên quan đến thuốc lá trong phim giảm 28% trong cùng kỳ, các vụ việc liên quan đến thuốc lá trong phim truyền hình giảm 71%; thời lượng dành cho việc hút thuốc trên màn ảnh giảm 61% và 73% cho mỗi tập phim truyền hình.

Tại Ấn Độ, Bollywood là trung tâm sản xuất phim lớn nhất, mỗi năm sản xuất gần 1.000 bộ phim, bán được 3,1 tỉ vé và thu về gần 10 tỉ USD. Năm 2003, Ấn Độ đã ban hành luật toàn diện về thuốc lá, Đạo luật Thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác. Tháng 5.2005, Ấn Độ đã sửa đổi Đạo luật, đưa thêm các quy định cấm mọi hình ảnh mô tả về sản phẩm thuốc lá và việc sử dụng trong phim hoặc trên truyền hình. Sau đó, quy định tất cả phim và nội dung truyền hình phát sóng tại Ấn Độ vào hoặc sau ngày 2.10.2012 có cảnh thuốc lá phải bao gồm: Lý do hợp lý tại sao cần hình ảnh thuốc lá; có “Cảnh báo sức khỏe” phòng chống tác hại thuốc lá là một thông điệp tĩnh nổi bật ở đầu và giữa chương trình phim/truyền hình. Cảnh báo dưới dạng cuộn nổi bật ở cuối màn hình bằng phông chữ đen nền trắng dễ đọc. Nội dung cảnh báo phải là “Hút thuốc gây ung thư” hoặc “Hút thuốc gây tử vong”. Đến năm 2023, Ấn Độ đã mở rộng quy định này cho các tác phẩm trên các nền tảng Internet.

Ấn Độ cũng quy định, cảnh báo sức khỏe phải cùng ngôn ngữ được sử dụng trong phim hoặc chương trình truyền hình. Bất cứ khi nào tên thương hiệu hoặc logo của thuốc lá tạo thành một phần của hình ảnh trên phương tiện in ấn hoặc ngoài trời hoặc trong cảnh quay được hiển thị trên bất kỳ hình thức phương tiện điện tử, phương tiện truyền thông phải bắt buộc cắt hoặc che tên thương hiệu hoặc logo của sản phẩm thuốc lá để đảm bảo rằng không xuất hiện.

Từ quy định không khói thuốc cho phim ảnh ở Ấn Độ, kết quả đánh giá hiệu quả cho thấy phản ứng của khán giả đối với các thông điệp phòng chống thuốc lá là tích cực. Mối quan tâm về tác hại của thuốc lá và ý định bỏ thuốc lá ngày càng tăng.

赞(3)
未经允许不得转载:>88Point » 【bang xep hang ita】Nhiều nước hạn chế hình ảnh thuốc lá trên phim ảnh