【nhận định roma】TPHCM tăng cường các biện pháp quản lý các khu phong tỏa
Người dân trong khu vực cách ly phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức tiếp nhận nhu yếu phẩm từ các mạnh thường quân. Ảnh MTTQ Linh Đông cung cấp |
UBND TPHCM nhìn nhận, trong thời gian qua, việc quản lý tại các khu phong tỏa chưa chặt chẽ, hiệu quả. Thực tế cho thấy có sự lây lan trong khu phong tỏa làm số ca F0 tăng lên nhiều lần so với số ca F0 có sẵn trong khu phong tỏa khi vừa được phát hiện.
Để giảm nhanh số F0 mới, UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị tăng cường một số biện pháp quản lý các khu phong tỏa trên địa bàn. Trong đó, việc xác định phạm vi, khu vực phong tỏa sẽ dựa trên cơ sở đánh giá vị trí, diện tích, số ca nhiễm và các yếu tố nguy cơ dịch tễ.
Các địa phương xác định phạm vi phong tỏa phù hợp (không quá hẹp để bỏ sót trường hợp F0, F1, nhưng cũng không quá rộng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân).
Để nhanh chóng làm sạch, làm xanh khu phong tỏa, UBND TPHCM yêu cầu lực lượng y tế nhanh chóng xét nghiệm và đưa tất cả F0, F1 ra khỏi khu phong tỏa, đến các cơ sở cách ly. Những người đủ điều kiện sẽ được áp dụng biện pháp cách ly tại nhà.
Khu phong tỏa sẽ được giải tỏa từng phần theo phân loại nhóm nguy cơ. Khu vực có nguy cơ thấp sẽ được giải tỏa nếu không phát hiện F0 mới sau khi xét nghiệm lại trong 5 ngày; khu vực nguy cơ vừa được giải tỏa nếu không phát hiện F0 mới sau khi xét nghiệm lần 2 sau 5 ngày; khu vực nguy cơ rất cao được giải tỏa nếu không phát hiện F0 mới sau khi xét nghiệm lần 3 sau 5 ngày.
Tại các khu phong tỏa, UBND TPHCM yêu cầu địa phương thành lập Tổ công tác quản lý khu phong tỏa. Tổ này sẽ tiếp nhận đầy đủ thông tin các hộ dân, lập danh sách người có mặt thực tế trong khu phong tỏa.
Tổ quản lý cũng chịu trách nhiệm đi chợ thay, tiếp nhận nhu yếu phẩm từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ để điều phối, cung cấp cho các hộ bên trong khu phong tỏa. Lực lượng quân đội, công an thường xuyên tổ chức tuần tra, giám sát việc đảm bảo giãn cách của người dân.