会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kêtqua net】Trẻ sơ sinh có thể lây nhiễm Covid!

【kêtqua net】Trẻ sơ sinh có thể lây nhiễm Covid

时间:2025-01-10 09:11:10 来源:88Point 作者:World Cup 阅读:207次

3 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc Covid-19

Theẻsơsinhcóthểlâynhiễkêtqua neto Hướng dẫn điều trị Covid-19 ở trẻ em, Bộ Y tế thông tin, trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 theo 3 cách. Đó là lây trong tử cung (qua đường máu hoặc nước ối từ mẹ nhiễm SARS-CoV-2); lây trong quá trình đẻ (tiếp xúc dịch tiết mẹ như máu, dịch ối) và lây sau đẻ (qua tiếp xúc với mẹ hay người chăm sóc sau sinh).

Bộ Y tế cũng khẳng định, các dữ liệu khoa học đến nay chưa kết luận đường lây qua sữa mẹ. Trong đó, lây nhiễm trước và trong sinh ít khi xảy ra, chủ yếu lây nhiễm trong quá trình chăm sóc sau sinh.

Khoảng từ 1,6 - 2% trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 (thời điểm xét nghiệm dưới 3 ngày sau đẻ) từ bà mẹ nhiễm SARS-CoV-2, hầu hết trẻ không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, trẻ có thể biểu hiện nặng với nhiễm trùng huyết, viêm phổi hay tổn thương cơ quan (hội chứng viêm đa hệ thống, MIS-N) như trẻ em. Trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 tiên lượng tốt, tử vong rất thấp.

{ keywords}
Trẻ mắc Covid-19 điều trị tại phòng hồi sức Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM). Ảnh: Thanh Tùng

Hướng dẫn cũng thông tin, các yếu tố nguy cơ nặng của trẻ sơ sinh mắc Covid-19 là trẻ đẻ non, nhẹ cân hoặc mẹ mắc Covid-19 nặng.

Theo Bộ Y tế, đặc điểm mắc Covid-19 ở trẻ sơ sinh như sau:

- Nhiễm SARS-CoV-2 trong bào thai xét nghiệm RT-PCR dương tính tại thời điểm < 24 giờ tuổi.

- Nhiễm SARS-CoV-2 trong lúc sinh xét nghiệm RT-PCR dương tính tại thời điểm 24-48 giờ sau sinh.

- Nhiễm SARS-CoV-2 sau sinh xét nghiệm RT-PCR dương tính tại thời điểm > 48 giờ tuổi.

Trẻ sơ sinh mắc Covid-19 thường không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu như: sốt, ho, bú kém, nôn, tiêu chảy, trẻ li bì, khóc yếu, thở nhanh, có cơn ngừng thở, tím tái khi nặng.

Bộ cũng lưu ý về Hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-N) ở trẻ sơ sinh mắc Covid-19. Hội chứng này trẻ gặp ở giai đoạn muộn do tổn thương đa cơ quan như trẻ lớn, ít gặp nhưng là tổn thương nặng, cần nghĩ đến khi trẻ có biểu hiện tổn thương đa cơ quan và mẹ từng được chẩn đoán hay nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

Chẩn đoán Covid-19 ở trẻ sơ sinh

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 sớm ở trẻ sơ sinh được thực hiện trong vòng 24 giờ sau sinh và sau khi được kề da ít nhất 90 phút và hoàn thành cữ bú đầu tiên trên ngực mẹ. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện lại xét nghiệm sau 48-72 giờ.

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 muộn được thực hiện như xét nghiệm dành cho trẻ em. Bệnh phẩm xét nghiệm là dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản (nếu trẻ được đặt nội khí quản). Cần loại trừ khả năng nhiễm khuẩn do vi trùng, vi rút khác.

Điều trị Covid-19 ở trẻ sơ sinh cần lưu ý là không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Chủ yếu điều trị nâng đỡ, điều trị triệu chứng. Trẻ sơ sinh cũng phải được điều trị biến chứng nếu có. Trẻ nên được mẹ hoặc người thân trong gia đình chăm sóc, tiếp tục bú mẹ và đảm bảo phòng ngừa chuẩn. Chỉ đưa trẻ vào đơn vị hồi sức tích cực khi có triệu chứng nặng cần can thiệp và tiếp tục cho ăn sữa mẹ nếu không có chống chỉ định ăn đường ruột.

Thuốc sử dụng cho trẻ sơ sinh mắc Covid-19

Khi dùng thuốc Corticoid cho trẻ sơ sinh, Bộ Y tế khuyến cáo, cần cân nhắc cẩn thận, chỉ định khi tổn thương phổi và bệnh nhân phải hỗ trợ thở máy, đồng thời phải loại trừ tình trạng nhiễm trùng nặng. 

Thuốc chống đông dự phòng: cần cân nhắc cẩn thận vì nguy cơ gây xuất huyết não. Chỉ sử dụng khi trẻ có dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch: heparin chuẩn hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp. 

Nếu trẻ suy hô hấp do viêm phổi, điều trị hỗ trợ hô hấp với oxy qua gọng mũi; khi trẻ không đáp ứng với oxy gọng mũi 2 lít/ph chuyển thở NCPAP; nếu không đáp ứng chuyển đặt nội khí quản thở máy.

Bộ Y tế cũng lưu ý, cần thực hành chăm sóc và tránh lây chéo. Khi trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 hay nghi nhiễm, trẻ cần chăm sóc cách ly với các trẻ khác để phòng ngừa lây bệnh. Khi mẹ nhiễm SARS-CoV-2, trẻ sinh ra cần được chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm.

Đặc biệt, cần cho trẻ được da kề da ngay sau sinh với mẹ, kéo dài đến sau 90 phút và hoàn tất cữ bú mẹ đầu tiên. Nếu mẹ không có biểu hiện lâm sàng thể nặng, người chăm sóc, điều trị cần tạo điều kiện cho mẹ và trẻ chung phòng và duy trì nuôi con bằng sữa mẹ đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua con.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Ngọc Trang

Bốn mức độ bệnh ở trẻ mắc Covid-19

Bốn mức độ bệnh ở trẻ mắc Covid-19

Theo thông tin của Bộ Y tế, 55% trẻ em mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên, tiêu hóa.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
  • Việt Nam reports on UN Convention against Torture implementation
  • Russian Prime Minister to visit Việt Nam
  • Việt Nam, NZ agree to realise Action Programme for 2017
  • Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
  • PM highlights ASEAN commitments to strengthen ties with Japan
  • Cambodian PM starts visit
  • 33rd ASEAN Summit opens with message of multilateralism
推荐内容
  • Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
  • PM Phúc leaves for 33rd ASEAN Summit in Singapore
  • PM backs ASEAN
  • Five former officials of HCM City charged with land management offences
  • Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
  • Maritime security cooperation would reduce risks of confrontation in the South China Sea