Đã 21 năm ngày Trịnh Công Sơn rời xa cõi tạm và mỗi dịp tháng tư về,ạcTrịnhsốngcngnălịch ngoại hạng anh ngày mai những người yêu nhạc Trịnh lại có dịp được thưởng thức nhiều chương trình tưởng nhớ ngày ông mất, để nhớ, để thương, để chiêm nghiệm những tác phẩm của người nhạc sĩ tài hoa này.
Nhạc Trịnh vẫn sống trong lòng người mộ điệu sau hơn 20 năm từ ngày ông rời cõi tạm…
Có thể nói, chưa có nhạc sĩ nào có nhiều sáng tác sống trong lòng người nghe như Trịnh Công Sơn. Hàng năm, mỗi dịp 1-4, kỷ niệm ngày mất của ông, nhiều chương trình, không gian nghệ thuật đặc sắc được tổ chức ở những thành phố lớn, nơi ông từng gắn bó như Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế…
Năm nay, đêm nhạc Trịnh trong không gian tưởng niệm Trịnh Công Sơn tại thành phố Hội An, là một trong những chương trình đặc sắc, đặc biệt của Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022. Chương trình để những người yêu nhạc Trịnh tìm hiểu về cuộc đời của nhạc sĩ qua hình ảnh, tư liệu và thưởng thức những tác phẩm sống cùng năm tháng của ông. Đây tiếp tục minh chứng cho sức sống nhạc Trịnh trong đời sống của người Việt.
Những năm qua, sự yêu mến âm nhạc ông chưa bao giờ phai nhạt trong lòng người hâm mộ. Không chỉ vậy, khi đạo diễn Phan Gia Nhật Linh thực hiện, với kinh phí hơn 50 tỉ đồng, sẽ ra rạp trong năm nay, cũng khiến khán giả trông chờ. Phim tái hiện một giai đoạn cực kỳ ấn tượng trong cuộc đời ông, quyết định đến sự ra đời của nhiều tác phẩm nổi bật, có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc Việt.
Điểm lại, có thể thấy 3 thế hệ hát nhạc Trịnh thành công. Thế hệ đầu tiên, không ai khác ngoài ca sĩ Khánh Ly, bà được xem là chỗ đứng có một không hai trong nhạc Trịnh và sau này là Hồng Nhung, Quang Dũng. Có nhiều ca sĩ khác quyết tâm chọn dòng nhạc Trịnh để theo đuổi, làm mới nhạc Trịnh được khán giả hồ hởi đón nhận, như Lô Thủy, Hoàng Trang, Hà Lê, Giang Trang…, càng làm cho nhạc Trịnh thêm cuốn hút và người nghe càng thú vị khi được trải nghiệm nhiều cách hát nhạc Trịnh khác với truyền thống, để làm cho dòng nhạc này vốn đã gần gũi, sang trọng, lại càng đa dạng, phong phú hơn. Và chắc rằng, các thế hệ ca sĩ trẻ sẽ có những người yêu thích và hát nhạc Trịnh theo cách cảm nhận riêng của họ, để tiếp tục giữ gìn những ca khúc của ông. Một điều đáng nói nữa là người Nhật cũng rất thích nhạc Trịnh, nhiều ca sĩ nước ngoài đã có sự thể hiện nhạc Trịnh như sự trải nghiệm đối với nghệ thuật.
Nhạc Trịnh mang nhiều tầng ý nghĩa, đầy sang trọng. Ca từ trong âm nhạc ông thể hiện rất nhiều tâm trạng, chiêm nghiệm về lẽ đời, mà mỗi ai nghe đều cảm thấy thấm thía, tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn, vượt qua những chông gai, thử thách trong cuộc sống để bước tiếp: “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đường tuyệt vọng, nắng vàng phai như một nỗi đời riêng. Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng. Em hồn nhiên, rồi em sẽ bình minh” (Tôi ơi đừng tuyệt vọng). Hay “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui. Cùng với anh em tìm đến mọi người. Tôi chọn nơi này làm nơi ca hát. Để thấy tiếng cười rộn rã bay” (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)...
Âm nhạc của Trịnh thể hiện hết sự tài hoa, quyến rũ và uyên bác. Có lẽ vì thế mà chưa ai dám khẳng định mình có thể hiểu hết những ý nghĩa về ca từ trong nhạc Trịnh, về những lẽ đời, trăn trở thân phận của những kiếp người, về tình yêu thương nhân loại trong từng tác phẩm. Đây chính là điều làm cho nhạc Trịnh vừa bình dân, gần gũi, vừa sang trọng và luôn khiến cho người nghe không chỉ gật gù mà còn tâm phục về sự tài năng, thâm thúy trong từng ca từ, giai điệu.
Hãy một lần nữa nghe, để cảm nhận cái hay, cái đẹp và sự độc đáo trong âm nhạc. Hãy một lần nữa nghe, để cảm nhận cái hay, cái đẹp và sự độc đáo trong âm nhạc của ông khi tháng tư về.
THẢO HƯƠNG