Thực tế,àphêtrộnđậunànhvẫnđạtchuẩnantoàban xep hang uc trong ngành công nghiệp cà phê trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, sản phẩm cà phê trộn đậu nành khá phổ biến. Nguyên nhân chính là nếu được sản xuất đúng quy chuẩn, cà phê trộn đậu nành không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Vì sao cà phê trộn đậu nành ra đời? Nguyên nhân chủ yếu giải thích lý do xuất hiện cà phê trộn đậu nành là do cà phê nguyên chất rất khó uống vì có vị chua, chát hoặc đắng. Do đó, để cải thiện hương vị cho phù hợp khẩu vị người tiêu dùng, người ta thường phối trộn cà phê với các phụ gia thực phẩm, hương liệu hoặc các loại ngũ cốc. Ngoài ra, đối với cà phê hòa tan thì càng cần phải phối trộn để cân bằng hương vị và có thể sản xuất ở dạng bột. Trong ngành công nghiệp cà phê Việt Nam, cà phê phối trộn đậu nành xuất hiện khá nhiều trên thị trường bởi lẽ đây là nguyên liệu tự nhiên có khả năng làm tăng độ thơm ngon, sánh mịn cho sản phẩm cà phê hơn các loại nguyên liệu khác. Ngoài ra, khi đề cập đến lợi ích của cà phê đậu nành, người ta không thể bỏ qua những lợi ích về sức khỏe như tốt cho tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, làm chậm lão hóa… Nhờ những tính chất ưu việt đó mà đậu nành trở thành nguyên liệu phổ biến trong sản xuất cà phê. Tuy nhiên, không phải tất cả cà phê trộn đậu nành trên thị trường hiện nay đều tốt cho người tiêu dùng. Chất lượng của loại cà phê này như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chọn cà phê trộn đậu nành từ doanh nghiệp uy tín Tại các doanh nghiệp uy tín, quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh Trước khi bàn đến nên chọn loại cà phê trộn đậu nành nào thì chúng ta hãy điểm qua một số phụ gia thực phẩm, nguyên liệu được phép sử dụng trong sản phẩm cà phê. Những phụ gia được Bộ Y tế công bố trong danh mục chất phụ gia hợp pháp cùng với tỷ lệ, giới hạn được phép sử dụng cho sản phẩm cà phê. Có thể kể đến một số chất phụ gia thường gặp như: chế phẩm caramen có ký hiệu INS là 150a, 150c, 150d; rượu etylic (C2H5OH); nước mắm giàu axit amin; muối ăn (NaCl); Acesulfam kali (INS 950); Natri Cacboxymetyl Cenlulose (INS 466)… Những phụ gia thực phẩm này được sử dụng cho cả cà phê nguyên chất lẫn cà phê trộn, giúp hoàn thiện chất lượng về màu sắc, mùi, vị và độ sánh đặc cho cà phê. Do chạy đua lợi nhuận, hiện nay có những cơ sở sản xuất cà phê không tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế, đã lạm dụng nguyên liệu, phụ gia, hương liệu với tỷ lệ vượt quá sự cho phép. Ngay cả doanh nghiệp phối trộn cà phê với đậu nành mà bị rang cháy quá độ và hàm lượng cao cũng không tốt. Thậm chí, có nơi sử dụng những hóa chất độc hại không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế để chế biến cà phê, gây hại cho người dùng. Để bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng nên lưu ý chọn mua sản phẩm cà phê có nguồn gốc rõ ràng, thông tin ghi trên nhãn mác minh bạch về thành phần và nhà sản xuất. Cà phê phối trộn đậu nành hoàn toàn tốt nếu được sản xuất bởi những doanh nghiệp lớn, uy tín, lâu năm, được cấp giấy chứng nhận đàng hoàng. Những doanh nghiệp làm ăn chân chính và có quy mô lớn thường chú trọng vào chất lượng sản phẩm ngay từ khâu tuyển chọn nguyên liệu chất lượng cao, máy móc sản xuất hiện đại, tỷ lệ phối trộn cà phê và đậu nành trong ngưỡng cho phép. Theo Vietnamnet |