【bóng đá inter milan】Khen thưởng
BP - “Đến hẹn lại lên”,ưởbóng đá inter milan cuối năm các cơ quan, đơn vị tổ chức họp đánh giá kết quả hoạt động và bình xét thi đua, khen thưởng cho tập thể, cá nhân. Thời gian qua, mặc dù công tác thi đua, khen thưởng đã được cụ thể hóa thành luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể song khi áp dụng vào thực tiễn vẫn thiếu tính đồng bộ, thống nhất dẫn đến những hệ lụy đáng buồn.
Có một thực tế tồn tại lâu nay như “luật bất thành văn” trong công tác khen thưởng đó là “cao khen cao, thấp khen thấp” (lãnh đạo đề nghị các hình thức khen thưởng cao còn nhân viên, người lao động đề nghị các hình thức khen thưởng thấp). Một trong những nguyên tắc của công tác khen thưởng là “đúng người, đúng thành tích”, thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó. Điều 2, Nghị định số 65/NĐ-CP, ngày 1-7-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng năm 2013 quy định, thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu (công nhân, nông dân, chiến sĩ) và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác. Quy định là vậy, song trên thực tế, các hình thức khen thưởng cao đối với cá nhân như huân chương, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ... chủ yếu “rơi” vào cán bộ có chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị. Rất hiếm công nhân, nông dân, chiến sĩ và nhân viên trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp của nhà nước “chạm” được vào các hình thức khen thưởng cao. Đây là vấn đề cần phải thay đổi.
Trước hết, đó là từ nhận thức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Nếu người đứng đầu thực hiện đúng quy định về công tác thi đua, khen thưởng và có tâm trong sáng, công minh thì chắc chắn công tác khen thưởng của đơn vị đó đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng thành tích. Ngược lại, nếu người đứng đầu chỉ biết chăm chăm “vun” cho mình và những cán bộ “gọi dạ, bảo vâng” mặc dù họ chẳng có thành tích gì xứng đáng thì công tác khen thưởng sẽ biến thành “sân khấu” để tung hô, nịnh nọt lẫn nhau, làm mất tác dụng của phong trào thi đua, gây bất bình trong tập thể, dư luận.
Hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng đọc, nghe câu chuyện đẹp như cổ tích của cố Anh hùng lao động Hồ Giáo (1930-2015). Từ một người công nhân - nông dân làm công việc hết sức bình thường là chăn nuôi gia súc (nuôi bò ở Nông trường Ba Vì và nuôi trâu ở Nông trường Sông Bé), song bằng tình yêu và lòng đam mê công việc, ông đã trở thành hình tượng điển hình của người lao động dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, vinh dự 2 lần được Chủ tịch nước tuyên dương Anh hùng lao động (năm 1966 và 1986). Hay như câu chuyện của cố Anh hùng lao động, nhà giáo Hà Công Văn (1957-2014) đã gắn bó gần cả cuộc đời với sự nghiệp giáo dục con em đồng bào dân tộc ít người ở 2 huyện miền núi, biên giới Hướng Hóa và Đắk Rông, tỉnh Quảng Trị. Thầy giáo Văn là người đầu tiên sáng tạo mô hình “Bán trú dân nuôi” trong giáo dục mà ngày nay đang được áp dụng ở các địa bàn vùng sâu, xa của tỉnh Quảng Trị và nhiều địa phương trong cả nước.
Người viết bài này dẫn ra hai câu chuyện để thấy rằng, khi công tác khen thưởng hướng đến người lao động trực tiếp, những người không quản khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì sức lan tỏa sẽ rất lớn. Đây cũng xem là đòn bẩy trong công tác thi đua, khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến để mọi người học tập. Thế nhưng hiện nay ở không ít cơ quan, đơn vị lại khen thưởng theo kiểu “cào bằng”, “cao khen cao, thấp khen thấp”. Thậm chí, không ít trường hợp ra sức “chạy chọt, chung chi” để được khen thưởng nhằm đánh bóng tên tuổi. Nguy hiểm hơn, một số cán bộ thoái hóa, biến chất, tham ô, tham nhũng sẵn sàng bỏ tiền ra “mua” các hình thức khen thưởng bởi đây là “bảo bối” để dễ bề “thăng quan tiến chức”, đồng thời là “bùa hộ mệnh” nếu chẳng may bị các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, xét xử (cơ sở để xem xét giảm mức hình phạt).
Qua nghiên cứu nhiều quy định của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, cá nhân tôi nhận thấy vẫn còn không ít bất cập. Ví dụ, một đảng viên muốn được đề nghị tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương tặng bằng khen (chỉ đề cập đến công tác khen thường xuyên hằng năm) thì tiêu chuẩn đầu tiên phải là “5 năm liền đạt đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Trong khi đó, tỷ lệ được xét công nhận đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của chi bộ hằng năm không quá 15%. Thông thường, đồng chí bí thư (hoặc phó bí thư) chi bộ sẽ được “ưu ái” mức xếp loại này. Chưa kể nhiều đồng chí thường trực của cấp ủy cấp trên sinh hoạt tại các chi bộ thì gần như “đương nhiên” được xếp loại xuất sắc. Như vậy, những đảng viên không giữ các chức vụ trong đảng, chính quyền dù có nhiều thành tích và hoàn toàn xứng đáng nhận bằng khen của tỉnh ủy, thành ủy song rất khó để được khen thưởng vì không đủ tiêu chuẩn. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định như vậy chỉ có lãnh đạo mới được... khen!?
Hoặc quy định về xét thăng hạng huân chương lao động (khen thường xuyên). Ví dụ, đơn vị cấp xã (hoặc tương đương) đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Sau 5 năm, xã này vẫn duy trì và đạt được rất nhiều thành tích nhưng vẫn thiếu “điều kiện đủ” để đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì vì không có cờ thi đua của Chính phủ, cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương...Theo quy định về công tác thi đua, khen thưởng hiện hành, cấp xã không nằm trong khối thi đua của các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương nên không thể xét tặng cờ. Luật quy định như vậy chẳng khác gì “đánh đố” những tập thể nhỏ trong việc đề nghị các hình thức khen thưởng cao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, thế nhưng Người đã từ chối nhận Huân chương Sao Vàng của Nhà nước ta, cũng như Huân chương Lênin của Liên Xô với lý do rất mực khiêm tốn “tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng”. Một câu chuyện khác là sau khi cố Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh qua đời, tôi được đọc tác phẩm “Tấm huân chương” của tác giả Đinh Như Hoan đăng trên Báo điện tử Quảng Trị. Tác giả bài viết cho biết, ngoài tấm Huân chương Độc lập hạng Nhất được Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng vào tối 13-2-2015 - ngày ông qua đời thì ông Thanh không có một huân chương, bằng khen nào. Đơn giản là vì suốt quá trình công tác, ông đã nhường hết các hình thức khen thưởng cho đồng chí, đồng nghiệp và cấp dưới. Những tấm gương cán bộ như thế đáng để nhiều người phải suy ngẫm lại bản thân mình.
Chính Trực
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/026c799538.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。