【trực bóng đá hôm nay】Thu hút vốn FDI giữa bùng phát dịch Covid
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại TPHCM kiến nghị ưu đãi thuế,útvốnFDIgiữabùngphátdịtrực bóng đá hôm nay đơn giản thủ tục | |
Hải Phòng: Gần 1,4 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế | |
Doanh nghiệp FDI nâng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Móng Cái |
TS. Lê Xuân Sang |
Thưa ông, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam kể từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI của Việt Nam như thế nào, ông có nhận định gì?
Kết quả thu hút FDI trong đợt bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam có những đặc trưng mới, với những yếu tố thuận lợi và khó khăn so với trước đó. Những nhân tố thuận lợi xuất phát từ cả bên ngoài và cả trong nước. Đối với nước ngoài, nhìn chung, từ tháng 5/2021, tình hình kinh tế và diễn biến đại dịch Covid-19 tại các nước đối tác đầu tư của Việt Nam (nhất là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc) đã được cải thiện.
Ngoài ra, việc các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP được thực thi sâu, rộng hơn cũng thúc đẩy nhu cầu thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên. Điểm thuận lợi khác nữa là gần đây (tháng 5/2021) Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới như S&P, Fitch, Moody's nâng mức xếp hạng tín nhiệm từ Triển vọng lên Tích cực kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay.
Đặc biệt, việc Bộ Tài chính Mỹ đã khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ và cùng với NHNN Việt Nam công bố thỏa thuận chung rằng Mỹ sẽ không áp đặt các mức thuế cứng nhắc đối với Việt Nam và NHNN sẽ cho phép giá trị của đồng Việt Nam tăng phù hợp với nền tảng kinh tế vững mạnh của Việt Nam. Đây là những yếu tố tăng vị thế, tính hấp dẫn trong đầu tư ở Việt Nam trước mắt và trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các yếu tố bất lợi đối với thu hút và thực thi các dự án FDI vẫn còn khá lớn, đặc biệt là đại dịch đã trầm trọng hơn và khó kiểm soát hơn. Việc hạn chế di chuyển gây khó khăn cho các doanh nghiệp FDI trong việc trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp, gây cản trở lớn đến khả năng quyết định đầu tư.
Hơn thế nữa, xét trên bình diện khu vực và toàn cầu, việc Covid-19 lây nhiễm khá nghiêm trọng, chưa có dấu hiệu được kiểm soát ở Việt Nam đã làm giảm mạnh, thậm chí dần làm mất đi những lợi thế thu hút FDI được tạo ra trước đó - khi Việt Nam là điểm sáng hiếm hoi trong kiềm chế đại dịch trong so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
Vốn FDI đăng ký đến 20/7/2021 giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, vốn FDI đăng ký 6 tháng giảm 2,6%, theo ông, xu hướng này có tiếp diễn?
Kết quả thu hút FDI trong thời gian tới phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu Việt Nam kiểm soát được cơ bản đại dịch một cách bền vững và có được dự án siêu lớn thì tổng giá trị vốn FDI đăng ký vẫn có thể tăng.
Tuy nhiên, xét theo cả giá trị và số lượng, dự án và nếu không có yếu tố đột biến (siêu dự án), FDI khó có thể tăng mạnh trong nửa năm còn lại, thậm chí giảm.
Hơn nữa, tính bất định vẫn còn cao về mức độ lây nhiễm của Covid-19 hiện hành (Delta) và rủi ro rình rập của các chủng biến thể mới (ví dụ, Lambda), trong khi tỷ trọng người tiêm chủng ở nước ta còn tương đối thấp.
Nói tóm lại, khó có thể khẳng định chắc chắn được về giá trị FDI đăng ký trong thời gian còn lại của năm 2021.
Covid-19 chưa được kiểm soát, nhiều tỉnh thành vẫn thực hiện giãn cách, theo ông sẽ tác động như thế nào đến thu hút vốn FDI trong thời gian tới?
Việc đại dịch lan rộng, siết chặt giãn cách sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, đăng ký FDI vào Việt Nam. Nhìn cục diện toàn khu vực châu Á quý đầu 2021 trở về trước, khi đại dịch về cơ bản được kiểm soát, Việt Nam là tiếp tục là một địa điểm lựa chọn đầu tư hấp dẫn trong khu vực, nhất là khi xét đến các luồng vốn “di tản” từ Trung Quốc, hay “né” Trung Quốc do những tác động của Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chiến lược đa dạng hóa rủi ro (kinh tế, chính trị) và Nam tiến của các nước Đông Á (nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan), đặc biệt là nhờ vị thế “người chiến thắng” trong đại dịch Covid-19 của Việt Nam. Thương mại và đầu tư năm ngoái tăng mạnh có phần quan trọng nhờ việc Samsung Electronics hoạt động ít gián đoạn ở Hàn Quốc và ở Việt Nam song đã gặp khó khăn trong sản xuất, đầu tư ở Ấn Độ do nước này lúc đó đang cơn vật vã trong đại dịch.
Tóm lại, mức độ thành công trong thu hút FDI của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kiểm soát đại dịch.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8%, được coi là "điểm sáng" trong bức tranh FDI 7 tháng qua. |
Đã có những quan ngại vốn FDI không vào Việt Nam, thậm chí vào Việt Nam rồi lại chuyển sang nước khác trong khu vực, vậy còn ý kiến của ông?
Việc FDI vào Việt Nam hay rút sang nước khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu không kể yếu tố nội tại của FDI, thì các yếu tố trong nước được FDI lựa chọn bao gồm mức hấp dẫn/tính ổn định của thị trường trong nước, môi trường kinh doanh, chất lượng kết cấu hạ tầng, lao động và các yếu tố khác.
Trong vài ba năm lại đây, theo kết quả khảo sát của Citi Group, ngoài Trung Quốc, Việt Nam là một trong số ít nước đang phát triển được các công ty FDI nhắm tới để đầu tư, cùng với Ấn Độ và Indonesia. Việt Nam và hai nước này có môi trường kinh doanh/đầu tư hấp dẫn tương đương nhau. Ví dụ, chỉ số thuận lợi kinh doanh dao động quanh thứ hạng 70/190 nước trong vài ba năm gần đây. Việt Nam tuy có ít dân số hơn, song có những lợi thế hơn về địa kinh tế, địa chính trị (liền kề Trung Quốc) cũng như các lợi thế mới như là nước duy nhất được nâng hạng tín nhiệm quốc gia gần đây và Mỹ đã bỏ quy kết là quốc gia thao túng tiền tệ. Hiện, cả hai nước này cũng đang vật lộn với đại dịch, chịu những tác động nặng nề. Xét chung, Việt Nam, về tiềm năng, có lợi thế trong thu hút FDI so với các đối thủ nói trên, với một vài phương diện thậm chí còn nhỉnh hơn. Do vậy, các quan ngại lớn cũng như việc dịch chuyển quy mô lớn, ồ ạt khó có thể có.
Việc tăng FDI vào nước này hay rút sang nước khác trong ngắn và trung hạn phụ thuộc nhiều vào hiệu quả kiểm soát đại dịch Covid-19 cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của từng nước. Việc dịch chuyển đầu tư, tất nhiên, vẫn có song sẽ dựa trên những toan tính của FDI về lợi ích, chi phí trong quyết định (tái) đầu tư, nhất là phụ thuộc vào động lực họ đầu tư vào một nước, vì hiệu quả, thị trường, tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, mua tài sản chiến lược hay mục đích khác.
Đại dịch vốn thường được xem là yếu tố tạm thời, do đó, khó có thể để doanh nghiệp đã đầu tư ở một nước “dứt áo” ra đi sang nước khác, nhất là khi doanh nghiệp đã đầu tư “chìm” khá lớn và chưa biết rõ chắc chắn tại thị trường mới liệu có kiểm soát bền vững được đại dịch vàc các yếu tố khác hấp dẫn hơn hay không?
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/7/2021, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt 16,7 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trước đó, vốn FDI đăng ký 6 tháng giảm 2,6%, trong khi 5 tháng vẫn tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong tổng số 16,7 tỷ USD vốn FDI thu hút được trong 7 tháng, có 1.006 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 37,9%, với tổng vốn đăng ký đạt 10,13 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó, có 561 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,54 tỷ USD, giảm 3,7% và 2.403 lượt giấy phép mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 46,1% với tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,05 tỷ USD, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước. |
Theo ông, để tăng hiệu quả thu hút FDI thời gian tới, Việt Nam cần làm gì?
Việt Nam đã có những nỗ lực để thu hút FDI trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong thời gian tới, ngoài việc dần dần thu hẹp các thu hút FDI truyền thống, còn phải tăng cường thu hút các dự án FDI thế hệ 2.0, nghĩa là giúp đưa Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ hơn với doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy tăng trưởng xanh,… Điều này đòi hỏi cách làm mới, có tính phức hợp, mang tính kiến tạo phát triển hơn. Với cách làm truyền thống, hoạt động xúc tiến đầu tư thiếu sự chủ động và trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài nếu tiếp tục sẽ kém hiệu quả. Do vậy, ngoài việc tăng cường các nguồn lực cho thu hút/xúc tiến FDI, cần mở rộng và tăng cường các cách thức đầu tư khác ví dụ như marketing đầu tư.
Việc thiết kế cơ chế, chính sách thu hút FDI cần tính đến nhiều hơn các cam kết trong các FTA thế hệ mới, nhất là có liên quan đến nguồn gốc xuất xử, hoạt động của FDI, mở rộng thị trường, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa… Chủ trương thu hút “Đại bàng FDI về làm tổ” là quan trọng, tuy vậy, thu hút được Đại bàng đi liền với việc khuyến khích nó “tạo mồi” cho doanh nghiệp trong nước, thay vì cho FDI ngoại như hiện nay có ý nghĩa hơn nhiều. Cần lưu ý là, việc thu hút FDI thế hệ mới, có chất lượng có thể làm giảm lượng FDI thu hút được trong giai đoạn ban đầu. Kết quả thu hút FDI bảy tháng đầu năm 2021 cho thấy, việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam là một nguyên nhân khiến vốn FDI thu hút được giảm. Đây là một thực tế cần quan tâm.
PV: Xin cảm ơn ông!
相关文章:
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Đồng Nai phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Xuất khẩu dệt may tăng nhẹ trong quý 1/2021
- Ngày thứ hai kỳ thi THPT quốc gia: 11 thí sinh bị đình chỉ thi
- Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- Giải đáp vướng mắc về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
- Những mảnh vỡ tuyệt đẹp từ quá khứ
- Đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
- Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- TP.HCM: Công bố điểm thi vào lớp 6 Trường chuyên Trần Đại Nghĩa
相关推荐:
- Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- Revised immigration regulations aim to help foreigners: NA deputies
- Thanh tra Bộ Tài chính thi tuyển chức danh phó trưởng phòng
- TP. Hồ Chí Minh: Hàng xuất khẩu bắt đầu nhích tăng
- Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- Thủ tướng đề nghị báo chí tích cực phản bác thông tin sai trái trên mạng xã hội
- Tội phạm lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi
- Không phân biệt biên chế hay hợp đồng trong chi trả tiền lương, tiền công
- 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- Hà Nam: Đối thoại với hơn 300 doanh nghiệp
- Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat