您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【truc tiêp bóng đá】Vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tăng về số lượng và cấp độ 正文

【truc tiêp bóng đá】Vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tăng về số lượng và cấp độ

时间:2025-01-09 23:39:49 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu truc tiêp bóng đá

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Trong đó đưa ra khái niệm về người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo hướng bao gồm: “Người cao tuổi theo quy định pháp luật người cao tuổi; người khuyết tật; trẻ em theo quy định pháp luật trẻ em…

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cho biết,u dtruc tiêp bóng đá không ít sản phẩm không đảm bảo an toàn về chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng việc khiếu nại chưa đủ cơ sở pháp lý, vì vậy ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các chế tài cụ thể trong luật, hoặc Chính phủ quy định trong văn bản dưới luật.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước phân tích hạn chế trong việc bảo vệ người tiêu dùng

Qua thực tế, sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân do cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, chưa phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị và công tác xã hội hóa trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Hệ lụy là số vụ việc vi phạm về quyền lợi người tiêu dùng tăng nhanh về số lượng và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong khi đó công tác giải quyết tranh chấp chưa thật hiệu quả.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước


Về hoạt động của hội bảo vệ người tiêu dùng, đại biểu Điểu Huỳnh Sang cho biết, dù đạt được một số kết quả nhất định song gặp nhiều khó khăn trong hoạt động do thiếu cơ chế đảm bảo nguồn lực và cơ chế phối hợp trong việc tham gia các hoạt động để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, cần quy định rõ đơn vị đầu mối, nhiệm vụ cho cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khi tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Về chính sách của Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, đại biểu Phan Viết Lượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước) đề nghị cần phải rà soát thêm. Luật quy định tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền và chủ động trong các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Theo đại biểu là chưa đủ, cần bổ sung các chính sách khuyến khích, chính sách tôn vinh để các tổ chức, cá nhân, kể cả người tiêu dùng tham gia bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng vì đó là mục tiêu lớn nhất của dự thảo luật. Chủ thể hết sức quan trọng để tham gia tích cực vào bảo vệ người tiêu dùng đó là cá nhân, tổ chức kinh doanh. Vì vậy, đề nghị trong luật phải quy định thật chặt chẽ, chi tiết hơn về quyền và trách nhiệm của các tổ chức kinh doanh. 

Đại biểu Phan Viết Lượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội kiến nghị bổ sung thêm cơ chế bảo vệ người tiêu dùng

Đại biểu Phan Viết Lượng cũng nêu một thực tế là khi mua một sản phẩm không đúng với cam kết giao dịch trước đó thì việc đổi hoặc đền bù rất nan giải, không chỉ đối với người yếu thế mà cả cán bộ, công chức khi mua sắm trực tuyến, mua sắm online cũng khó tìm được cơ quan bảo vệ cho mình, quy trình, trình tự, thủ tục, hồ sơ, điều kiện về thời gian xử lý hết sức khó khăn. 

Đại biểu Phan Viết Lượng phát biểu thảo luận tại tổ vào sáng nay 2-11

Hiện nay, trong mối quan hệ giữa cá nhân, cơ quan kinh doanh với người tiêu dùng thì người tiêu dùng vẫn ở thế yếu. Trong khi đó, quy định trong luật chưa bảo đảm được mục tiêu bảo vệ tính thế yếu của người tiêu dùng. Vì vậy, rất nhiều nội dung trong luật cần phải rà soát, bổ sung, đặc biệt là những quy định liên quan đến quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh cần phải rõ ràng hơn; quy trình, thủ tục và những tổ chức, cá nhân đứng ra bảo vệ người tiêu dùng cũng phải được quy định cụ thể, chi tiết vào luật.

Đại biểu Phan Viết Lượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội


Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có 7 chương, 80 điều. Dự luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.