【thứ hạng của giải vô địch costa rica】Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

时间:2025-01-25 10:45:44来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

VHO - Triển khai Dự án số 6 “Bảo tồn,áthuygiátrịvănhóatruyềnthốngtốtđẹpcủacácdântộcthiểusốgắnvớipháttriểndulịthứ hạng của giải vô địch costa rica phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” năm 2024, Sở Du lịch Bình Định đã tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch gắn với việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

 

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch - ảnh 1
Trao chứng nhận cho các học viên

Từ ngày ngày 29.7-3.8.2024, Sở Du lịch Bình Định đã tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch gắn với việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho  người dân là người dân tộc thiểu số và miền núi tại làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh.

Tiếp đó, từ ngày 5.8-10.8.2024, một lớp tương tự được tổ chức tại xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn.

Đây là một trong các nhiệm vụ nhằm triển khai Kế hoạch số 976/KH-SDL ngày 3.7.2024 của Sở Du lịch về việc thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn sự nghiệp của Dự án số 6  “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” năm 2024.

Trong thời gian  sáu  ngày, 60 học viên được trang bị những kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ  du lịch và du lịch cộng đồng: văn hóa và giá trị văn hóa địa phương, phương pháp khai thác giá trị văn hóa địa phương và một số yêu cầu chung trong phục vụ du lịch: giao tiếp ứng xử; kỹ năng đón tiếp phục vụ khách du lịch; quy trình phục vụ khách du lịch tại nhà dân; kỹ năng, phương pháp chế biến món ăn, thức uống; nghiệp vụ nhà hàng; kiến thức, nghiệp vụ về vận hành cơ sở lưu trú nhỏ; kỹ năng phục vụ buồng; kỹ năng điều hành tour; kỹ năng hướng dẫn du lịch; sơ bộ tính toán hiệu quả kinh doanh... là những kiến thức cơ bản giúp học viên tham gia tích cực, hiệu quả các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch - ảnh 2
Nghề dệt thổ cẩm tại làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh

Làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh là một trong số ít những làng còn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Bana. Nghề Dệt thổ cẩm là nghề đã có từ lâu đời và tồn tại với sự phát triển của làng Hà Văn Trên. Với người phụ nữ Bana và Chăm ở Vân Canh nghề dệt thổ cẩm như đã ở trong "máu thịt", từ thế hệ này sang thế hệ khác, những bà, mẹ đã truyền dạy cho cháu con và cứ thế, nối tiếp theo thời gian. Những người phụ nữ Bana ở làng Hà Văn Trên cũng vậy, họ gắn bó với nghề dệt thổ cẩm từ khi còn nhỏ, trải qua không biết bao nhiêu mùa rẫy, khi đã trở thành những người mẹ, người bà họ vẫn miệt mài lao động bên khung dệt.

Trước đây trong những ngôi nhà của người Bana ở làng Hà Văn Trên không thể thiếu khung dệt vải. Ngoài thời gian làm nương rẫy, người phụ nữ Bana làng Hà Văn Trên lại gắn mình bên khung dệt để tạo ra những tấm vải thổ cẩm, những bộ áo váy với nhiều hoa văn độc đáo. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí mà trong mỗi sản phẩm dệt còn ẩn chứa sắc thái văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú của người Bana.

Hiện nay nghề dệt thổ cẩm ở Hà Văn Trên đang đứng trước nhiều thử thách do cuộc sống đã có những đổi thay. Tuy nhiên để duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Hà Văn Trên, những năm qua, UBND huyện Vân Canh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Bana nơi đây. 

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch - ảnh 3

Chị em phụ nữ Bana ở Hà Văn Trên cũng đã thành lập nên các tổ dệt thổ cẩm. Ngoài các mẫu hoa văn truyền thống, các chị, các mẹ hiện đã sáng tạo thêm nhiều mẫu mã, hoa văn cách tân để sản phẩm đẹp hơn, phù hơn với nhu cầu hiện nay. Dù nghề dệt thổ cẩm chưa đem lại nguồn thu nhập lớn cho phụ nữ trong làng, nhưng chị em phụ nữ cũng gắn bó để giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc mình với hy vọng trong tương lai ngành du lịch phát triển, sản phẩm của họ sẽ có cơ hội bán cho khách du lịch. Bên cạnh đó nhằm giúp các chị em phụ nữ Bana thông thạo việc dệt thổ cẩm, thời gian qua, Hội LHPN xã Canh Thuận cũng đã tổ chức hai đợt dạy nghề, thu hút trên 70 học viên tham gia.

Hiện nay UBND huyện Vân Canh đã xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại làng Hà Văn Trên; đồng thời huyện cũng đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, đẩy mạnh quảng bá du lịch, kết nối với các điểm bán hàng lưu niệm, các công ty du lịch để tạo điều kiện cho bà con làng nghề có thể tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của huyện không chỉ giúp người dân bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống mà còn tạo ra được các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch; đồng thời, tìm kiếm các kênh tiêu thụ, tạo điều kiện cho người dân có nguồn thu nhập từ sản phẩm làng nghề; từ đó giúp bà con gắn bó hơn với nghề truyền thống này.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch - ảnh 4
Mô hình "Phát triển nghề dệt thổ cẩm" tại xã Vĩnh An

Xã Vĩnh An nằm cách trung tâm huyện Tây Sơn khoảng 15km. Đây là xã đặc biệt khó khăn duy nhất của huyện Tây Sơn có hơn 90% dân số là đồng bào Bana, đời sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. 

Nhờ sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự quan tâm, đồng thuận, chung sức ủng hộ của người dân, xã Vĩnh An (huyện Tây Sơn) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Đây là xã đầu tiên với hơn 90% dân số là người đồng bào DTTS của tỉnh Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong thời gian vừa qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, đồng bào Bana đang ra sức bảo tồn văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch, trong đó có nghề dệt thổ cẩm.

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của đồng bào Bana ở xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn. Để gìn giữ, phát triển nghề dệt thổ cẩm, tăng tính liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từ năm 2022, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tây Sơn xây dựng, ra mắt mô hình "Phát triển nghề dệt thổ cẩm" tại xã Vĩnh An.

Trước đó, Hội LHPN huyện đã vận động 10 chị em phụ nữ người dân tộc Bana ở làng Kon Giọt 1, xã Vĩnh An tham gia tổ hợp tác dệt thổ cẩm. Cùng với đó, Hội tích cực khai thác các nguồn lực để hỗ trợ thành lập mô hình; vận động được 20 triệu đồng hỗ trợ nhóm mua nguyên vật liệu, khung dệt, len sợi… Vận động ngành giáo dục và đào tạo huyện khuyến khích cán bộ, giáo viên các trường trên địa bàn xã đặt mua trang phục thổ cẩm mặc vào các dịp lễ, chào cờ; khuyến khích học sinh sử dụng trang phục thổ cẩm nhiều hơn. Hội còn kết nối với các điểm du lịch trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Bana Vĩnh An. Sản phẩm không chỉ là áo váy, điệu, vỏ chăn…mà còn đa dạng mẫu mã như khăn, cà vạt, ví tay, quai nón…

Được biết, để bảo tồn phát huy các sản phẩm dệt thổ cẩm, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong Dự án 6 về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, Bình Định cũng đã đề xuất xây dựng nhà trưng bày các sản phẩm dệt thổ cẩm kết hợp với thực hành để phát triển du lịch địa phương.

相关内容
推荐内容