TheểnkhaithựchiệnNghịđịnhvềxửphạthànhchínhtronglĩnhvựchảepl bxho thống kê của Vụ Pháp chế- Tổng cục Hải quan, công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan đã góp phần tích cực vào thành tích chung của toàn Ngành. Cụ thể, tính đến 30-11, toàn Ngành đã phát hiện và xử lý gần 20.000 vụ vi phạm hành chính, trị giá hàng vi phạm trên 550 tỷ đồng (số tiền phạt thu về NSNN gần 100 tỷ đồng). Trong quá trình thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan, về cơ bản các đơn vị trong toàn Ngành đã tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm, thẩm quyền ra quyết định xử phạt, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt, qua đó đã giảm hẳn trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại, khởi kiện hành chính. Nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan, trong thời gian qua toàn ngành Hải quan đã nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Trong đó, công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan ngày càng được củng cố, đạt hiệu quả và đáp ứng yêu cầu quản lý, đã kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và công chức hải quan, tạo sự thống nhất trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Nhằm tiếp tục củng cố, tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho rằng, Luật Xử lý vi phạm hành chính có phạm vi điều chỉnh lớn. Trong đó, Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan là công cụ quản lý Nhà nước nhằm duy trì đảm bảo trật tự kỷ cương trong lĩnh vực hải quan. Theo Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường, Nghị định 127 có nhiều nội dung mới nên chắc chắn khi các đơn vị thực hiện sẽ có nhiều vướng mắc. Do đó, để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện ngoài hội nghị lần này để các đơn vị nêu những vướng mắc, tới đây Tổng cục Hải quan sẽ có đoàn trực tiếp đến một số đơn vị có một số vụ việc lớn hay xảy ra hướng dẫn triển khai cụ thể. Ông Đặng Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp cho biết, Luật Xử lý vi phạm hành chính có 51 Nghị định hướng dẫn với gần 100.000 hành vi cụ thể. Cho đến thời điểm này mới có 50 nghị định hướng dẫn được ban hành, và 1 nghị định đang chờ được thông qua. Trong tổng số 51 nghị định hướng dẫn thì Bộ Tài chính được phân công xây dựng 6 nghị định hướng dẫn, trong đó 1 nghị định hướng dẫn về lĩnh vực hải quan. Do đó, quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Hải quan phải được thực hiện thống nhất theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục đã được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ông Đặng Thanh Sơn nhấn mạnh, thực hiện và thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 127 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật hải quan và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm này phải được coi là một công tác quan trọng vì nó liên quan và hỗ trợ cho nhiều khâu nghiệp vụ khác của ngành Hải quan. Chính vì vậy đòi hỏi cơ quan thực thi phải thực hiện tốt công tác này ngay từ đầu. "Nghị định 127/2013/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý thuế và Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ-CP, Nghị định 127/2013/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giải quyết được đa số các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính trong ngành Hải quan", Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường khẳng định. Lê Bùi |