【ti so brighton】Đầu tư hiệu quả, nợ công sẽ an toàn

ds

Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh đội vốn làm gia tăng áp lực nợ công

Nếu không có các giải pháp đủ mạnh,Đầutưhiệuquảnợcôngsẽantoàti so brighton áp lực này không chỉ dành riêng cho chỉ tiêu GDP mà còn có thể làm chỉ tiêu tỷ lệ nợ công và bội chi cả năm không đạt. Xung quanh vấn đề này phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu (ĐB) Hoàng Văn Cường (Hà Nội) bên hành lang kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV.

PV: Thưa ông, nợ công đang là vấn đề được Quốc hội rất quan tâm. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

ĐB Hoàng Văn Cường:Tôi cho rằng, lo ngại về nợ công không nên chỉ dừng lại ở việc chạm trần hay không chạm trần, mà quan trọng hơn là nguồn nợ công đó không tạo ra được nguồn thu để hoàn trả nợ. Hay nói cách khác, hiệu quả của đầu tư công kém đang tạo áp lực cho nợ công. Theo tôi, nếu chúng ta đầu tư công hiệu quả, không bị thất thoát, nợ công sẽ không đáng lo ngại. Trên thế giới, có nhiều nước có tỷ lệ nợ công rất cao, thậm chí lên tới hơn 200% GDP nhưng đầu tư công của họ vẫn hiệu quả thì an toàn nợ công vẫn đảm bảo.



cuong
ĐB Hoàng Văn Cường



Do vậy, trong tương lai, nếu chúng ta ngăn chặn được việc thất thoát, lãng phí trong đầu tư công, thì trần nợ công không phải là yếu tố quan trọng cản trở bước tiến của Việt Nam.

PV: Vậy theo ông, chúng ta cần giải pháp gì để tăng hiệu quả đầu tư công?

ĐB Hoàng Văn Cường: Để tăng được hiệu quả đầu tư công, chúng ta cần xem lại một cách nghiêm túc vấn đề đang “hổng” ở đâu. Trước hết là từ việc chủ trương và quyết định đầu tư, liệu chúng ta đã chọn đúng lĩnh vực có hiệu quả để đầu tư hay chưa(?). Tiếp đó là vấn đề triển khai quyết định đầu tư đã chặt chẽ hay chưa (?). Thứ ba là nguồn vốn nào là phù hợp nhất để cho hiệu quả đầu tư cao nhất (?).

Tôi nghĩ rằng, muốn tăng hiệu quả đầu tư công cần phải xem lại một cách tổng thể và chi tiết cả 3 yếu tố đó.

PV: Tăng trưởng GDP những tháng đầu năm khá thấp và chưa đạt mục tiêu đề ra, từ đó đang đặt ra áp lực rất lớn cho tăng trưởng của những tháng còn lại. Có ý kiến lo ngại rằng, nếu chỉ tiêu GDP không đạt sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu về nợ công và bội chi, ông có chia sẻ gì về điều này?

ĐB Hoàng Văn Cường: Đúng là chúng ta đang có áp lực lớn để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP như đã đề ra từ đầu năm. Nếu GDP không đạt, đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu bội chi và nợ công. Hay cụ thể hơn, có thể quy mô tuyệt đối không tăng, nhưng nếu chỉ tiêu GDP không đạt thì tỷ lệ tương đối của bội chi và nợ công tính trên GDP sẽ tăng lên.

Hiện Chính phủ đang đặt quyết tâm rất lớn để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP và điều này phải chờ thực tiễn kiểm chứng. Song vào thời điểm này, nếu xét về lý thuyết thì khả năng tỷ lệ bội chi hay nợ công không đạt vẫn có thể xảy ra.

Tuy nhiên tôi cho rằng, từ nay tới cuối năm, cũng không nên tạo áp lực quá lớn phải đạt được chỉ tiêu GDP bằng mọi giá. Quan trọng hơn chính là phải tăng trưởng GDP bằng giải pháp nào, phương án nào để mang lại hiệu quả tăng trưởng bền vững.

PV: Vậy phải chăng theo ông, chúng ta nên đặt chất lượng tăng trưởng là ưu tiên hàng đầu?

ĐB Hoàng Văn Cường:Chính xác. Hiện chúng ta đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng: Từ việc dựa tăng trưởng vào nguồn lực đầu tư sang tăng trưởng dựa vào chất lượng. Bản chất thực sự của tăng trưởng không phải là con số bao nhiêu phần trăm, mà là hiệu quả mang lại cho nền kinh tế như thế nào. Chẳng hạn như trong năm 2016, tăng trưởng GDP của chúng ta không cao, nhưng rõ ràng những tác động mang lại cho nền kinh tế lại rất tốt. Cụ thể như GDP không đạt, nhưng tỷ lệ lao động có việc làm tăng, lạm phát thấp,… điều này có nghĩa là trên thực tế đời sống kinh tế - xã hội vẫn ổn định. Như vậy, chất lượng tăng trưởng là phải ở chỗ đó.

Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là các con số vĩ mô không quan trọng, bởi để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế không thể không dựa vào những con số đó. Vấn đề là ở mỗi giai đoạn thì chúng ta nên đặt sự quan trọng của các chỉ tiêu, hay mục tiêu ở mức nào và quyết tâm đạt nó đến đâu. Nếu chúng ta lúc nào cũng chạy theo quy mô, chạy theo tốc độ thì có khi lại không đạt được tăng trưởng bền vững.

PV: Có ý kiến cho rằng, biện pháp cốt lõi nhất của Việt Nam hiện nay là phải tăng hiệu quả của đầu tư công để giảm áp lực nợ công. Quan điểm của ông thế nào về ý kiến này?

ĐB Hoàng Văn Cường:Tôi nghĩ đó là một ý kiến xác đáng. Như tôi đã chia sẻ ở trên, áp lực nợ công những năm vừa qua không phải là chỉ ở con số trần 65%. Ngưỡng trần là quan trọng, nhưng đó cũng chỉ là con số mà chúng ta đặt ra và nhiều nước con số này lớn hơn nhiều. Nếu tỷ lệ nợ công cao, nhưng hiệu quả đầu tư tốt, tạo ra nguồn thu để hoàn trả nợ gốc và lãi vay thì nợ công vẫn an toàn.

Trước đây, trong cả một quá trình dài, nợ công của chúng ta tăng, nhưng hiệu quả đầu tư công kém, không tạo được nguồn thu để trả nợ. Hay nói cách khác, nguồn vốn để trả nợ lại không phải lấy từ các dự án nhận được vốn đầu tư. Điển hình là 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ vừa qua, vốn đầu tư thì rất lớn, nhưng không tạo ra nguồn thu để trả nợ, mà lại phải lấy từ các nguồn thu khác để bù đắp.

Tôi nghĩ đó mới là cái đáng lo ngại, nên phải nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh hiện nay, áp lực nợ công có giảm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư công sẽ kiểm soát được đến đâu.

PV: Xin cảm ơn ông!

Duy Thái

Nhà cái uy tín
上一篇:Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
下一篇:Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE