【nhận định bóng đá italia】Vá “lỗ hổng” để tăng tốc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Vẫn thiếu tích cực
Theálỗhổngđểtăngtốccổphầnhóadoanhnghiệpnhànướnhận định bóng đá italiao báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, trong 3 tháng đầu năm 2017, đã có 7 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH. Tổng giá trị thực tế của 7 DN đã được phê duyệt phương án CPH là 1.855 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN là 379 tỷ đồng. Tại phương án CPH được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì vốn điều lệ của 7 đơn vị là 693,5 tỷ đồng; trong đó Nhà nước nắm giữ 328,2 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 265,7 tỷ đồng, bán cho người lao động 8,5 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 4,7 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 86,3 tỷ đồng.
Nhắc đến những kết quả đạt được thời gian qua không thể không nhắc tới nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý cho CPH DNNN. Những cơ chế, chính sách quan trọng đã được ban hành từ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN đến Luật DN năm 2014 và 23 Nghị định của Chính phủ, 2 Quyết định hướng dẫn triển khai các Luật này. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 Quyết định về thúc đẩy tái cơ cấu, CPH và thoái vốn tại DN. Qua đó, từng bước đổi mới cơ chế quản lý DNNN, xoá bỏ can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế; thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, hành lang pháp lý đó cũng chưa thể khắc phục một số bất cập phát sinh trong quá trình sắp xếp, CPH, tái cơ cấu thời gian qua. Trong đó, quan trọng nhất là một số bộ, ngành, địa phương, DN chưa tích cực, chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện khiến tiến độ tái cơ cấu DNNN chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra. Tỷ lệ vốn Nhà nước ở các công ty cổ phần còn cao do lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án CPH DN. Mặt khác, số lượng DN thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối khi CPH còn lớn nên làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp và là rào cản của quá trình thay đổi nền tảng quản trị. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; việc bàn giao các DN đã CPH về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) còn chậm, việc thoái vốn, giảm tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại các DN theo tiêu chí phân loại DNNN chậm được triển khai. Nhiều DN sau khi sắp xếp lại, CPH, chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên chưa có sự đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh,...
Rõ phương án xử lý “quỹ đất vàng”
Để khắc phục những bất cập nói trên và đẩy mạnh CPH, tái cơ cấu DNNN giai đoạn tới, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về CPH DNNN với rất nhiều điểm mới.
Ông Nguyễn Duy Long - Trưởng phòng Nghiệp vụ 1, Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính nhận định: Quá trình bán vốn nhà nước hiện tại vẫn còn “lỗ hổng” làm thất thoát tài sản. Nhiều DNNN có “quỹ đất vàng” lợi thế cho kinh doanh nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc trong diện phải di dời cũng không thực hiện trả lại đất cho Nhà nước mà kêu gọi nhà đầu tư cùng liên doanh, hợp tác đầu tư bằng cách góp giá trị lợi thế quyền thuê đất để khai thác quỹ đất hiện có, sau đó thực hiện thoái toàn bộ vốn góp. Thực chất đây là lách luật để chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư. Việc thành lập công ty liên doanh, hợp tác đầu tư chỉ là hình thức và không minh bạch trong phương pháp xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn. Vì vậy, việc xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị DN CPH có thể coi là vấn đề được quan tâm nhất khi xây dựng dự thảo Nghị định. Đối với nội dung này, bên cạnh việc hướng dẫn việc xác định giá đất cụ thể (cả thuê và giao) theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, dự thảo Nghị định mới đã bổ sung quy định về xử lý đất đai đối với các DN quản lý nhiều đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao. Đồng thời, dự thảo cũng quy định phương án sử dụng đất của DN phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là biện pháp nhằm đảm bảo, ngăn ngừa tình trạng DN lợi dụng tiếp tục nắm giữ, “ôm” lại toàn bộ diện tích đất đang quản lý dù chưa phù hợp ngành nghề kinh doanh, mục đích sử dụng đất cũng như quy hoạch của địa phương.
Cũng theo ông Long, tại quy định hiện hành, nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại DN CPH có nghĩa vụ phải cung cấp các nguồn lực theo cam kết cho DN nhưng không được bán cổ phiếu trong vòng 5 năm dẫn tới quyền lợi của các nhà đầu tư chiến lược bị hạn chế so với nghĩa vụ phải thực hiện. Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện thỏa thuận trước cuộc đấu giá công khai ra công chúng với tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược do Ban chỉ đạo CPH trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án CPH phê duyệt chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch cũng như dễ dẫn đến thất thoát vốn Nhà nước. Để khắc phục hạn chế trên, dự thảo Nghị định điều chỉnh quy định việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo hướng quy định rõ trách nhiệm bồi thường khi vi phạm các cam kết của nhà đầu tư chiến lược phải được thể hiện trong cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền; điều chỉnh việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện sau cuộc bán đấu giá công khai (bỏ hình thức bán thỏa thuận trước); thay đổi thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược là 3 năm (thay cho 5 năm) đồng thời quy định cụ thể tiêu chuẩn của Nhà đầu tư chiến lược phải có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần phải có lãi và không có lỗ lũy kế.
Ngoài ra, trong dự thảo, Bộ Tài chính cũng đưa ra những giải pháp xử lý các vấn đề về tài chính trước và trong quá trình CPH nhằm ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước; chính sách bán cổ phần cho người lao động trong DN CPH; bổ sung phương thức bán cổ phần lần đầu; tăng cường kiểm tra, giám sát,... Với những điểm đổi mới cơ bản đó, sau khi Chính phủ xem xét, ban hành sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nói chung và chuyển đổi DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần nói riêng trong thời gian tới có hiệu quả, ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại DN.
Cùng với việc khắc phục bất cập thông qua hoàn thiện cơ sở pháp lý, Bộ Tài chính cho rằng nỗ lực từ các bộ, ngành, địa phương, DN vẫn là tiên quyết. Chia sẻ thêm, ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính cho rằng: Việc xác định trách nhiệm cá nhân trong thực hiện sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN cần phải rõ ràng hơn. Bộ trưởng các bộ quản lý ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế phải chịu trách nhiệm hành chính trước Thủ tướng Chính phủ nếu xảy ra chậm trễ. Đồng thời, xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành DN; trường hợp thực hiện không đúng quy định, sai mục đích, kém hiệu quả, gây thất thoát, thua lỗ vốn và tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, ngày 10/4/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DNNN cho rằng: Ngay trong năm 2017 và cho tới năm 2020, mục tiêu của việc sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là tạo bước chuyển mạnh mẽ, thực chất hơn, trong đó CPH chỉ là 1 giải pháp mà cuối cùng là thu hẹp phạm vi hoạt động DNNN ở các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, các lĩnh vực tư nhân không muốn đầu tư và không có khả năng đầu tư. Thêm vào đó, những DN mà Nhà nước giữ lại thì phải đổi mới quản trị, sao cho hoạt động “ra tấm ra món”. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành hoàn thiện văn bản pháp luật, tăng cường thanh tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát vốn Nhà nước, nhất là không có tiêu cực trong thoái vốn, CPH; kiên quyết xử lý DN yếu kém theo tinh thần không bỏ thêm tiền để tái cơ cấu DN. Đồng thời lãnh đạo Chính phủ quán triệt việc xác định trách nhiệm trong CPH DNNN, xử lý nghiêm người đứng đầu DN, người đại diện vốn nhà nước tại DN cố tình sai phạm, thực hiện kém, không hiệu quả công tác này, kể cả hoạt động điều hành, quản trị DN hiện nay. |
相关文章
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
Tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15%, còn có thể cao hơn nếu không có bão số 3 Huy động chậm hơn tín dụng2025-01-25Đồng Tháp: Thí điểm xã thương mại điện tử Mỹ Xương
Theo đó, tổng kinh phí thực hiện mô hình hơn 4,6 tỷ đồng. Trong đó, nguồn kinh phí ngân sách Trung ư2025-01-25Đoàn thanh niên Bạc Liêu thiết giáp thế trận trên không gian mạng
Trong thời đại bùng nổ của công nghệ số, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đ2025-01-2516 lỗ hổng bảo mật mới có thể khiến hệ thống dùng phần mềm Microsoft bị tấn công
Rà soát để xác định máy tính dùng Windows bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổngCảnh báo về 16 lỗ hổng bảo mật2025-01-25Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
Ngày 24/7, thông tin từ Công an huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) cho biết,2025-01-25Kinh nghiệm của Mỹ và châu Âu trong quản lý camera giám sát
Lời tòa soạn: Ước tính có hơn 90% camera tại Việt Nam xuất xứ từ nước ngoài và chuyển dữ liệu khách2025-01-25
最新评论