【7m.cn.livecore】Hải quan Hải Phòng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu qua địa bàn
Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 40 tỷ USD Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 12 tỷ USD trong tháng 5 Tháng 6 kim ngạch xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng đạt hơn 11 tỷ USD |
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Tân Vũ, Hải Phòng. Ảnh: T.Bình |
“Cục Hải quan trăm tỷ đô”
Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan Hải Phòng, tháng 6/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa làm thủ tục tại đơn vị đạt 11,06 tỷ USD. Dù giảm 9,52% so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng cao 24,7%.
Trong đó, xuất khẩu đạt gần 5,7 tỷ USD, giảm 4,48% so với tháng trước, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2023; riêng kim ngạch xuất khẩu có thuế đạt 34,95 triệu USD, giảm 13% so với tháng trước, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 5,36 tỷ USD, giảm 14,33% so với tháng trước, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2023; riêng kim ngạch nhập khẩu có thuế đạt 2,13 tỷ USD, giảm 15,77% so với tháng trước, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo quan sát của phóng viên từ số liệu thống kê của Cục Hải quan Hải Phòng, trong nửa đầu năm 2024, hầu hết các tháng đều có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 10 tỷ USD/tháng (trừ tháng 2 có dịp nghỉ tết Nguyên đán dài ngày chỉ đạt 7,8 tỷ USD).
Trong 5 tháng còn lại, kim ngạch đều quanh mức trên dưới 11 tỷ USD/tháng đến hơn 12 tỷ USD/tháng. Trong đó tháng 5 đạt cao nhất với 12,23 tỷ USD.
Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Cục Hải quan Hải Phòng đạt 65,4 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Nếu từ nay đến cuối năm 2024, duy trì được kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu như trong 6 tháng đầu năm, kết thúc năm nay lượng hàng hóa XNK do Hải quan Hải Phòng làm thủ tục đạt được quy mô kim ngạch trăm tỷ USD. Hải quan Hải Phòng là một trong số ít các cục hải quan địa phương của cả nước đạt được quy mô này (cùng với Cục Hải quan Bắc Ninh và Cục Hải quan TPHCM).
Những con số nêu trên thể hiện sự phục hồi đáng ghi nhận sau thời gian dài hoạt động xuất nhập khẩu qua khu vực cảng Hải Phòng trầm lắng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tăng cường cải cách hành chính tạo thuận lợi thương mại
Hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn quản lý của Hải quan Hải Phòng có tăng trưởng ấn tượng ngoài yếu tố khách quan do phục hồi của nền kinh tế, không thể không nhắc đến sự chủ động, tích cực trong việc triển khai các giải pháp tạo thuận lợi thương mại của Cục Hải quan Hải Phòng.
Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc: Cục Hải quan Hải Phòng luôn chú trọng công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, đẩy mạnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp theo phương châm “lấy doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”. Chú trọng việc tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời giải quyết hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp. |
Năm 2024, Cục Hải quan Hải Phòng tiếp tục xác định, công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số phải được triển khai mạnh mẽ trong toàn Cục với quan điểm thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm mục tiêu cải cách, phát triển.
Trong đó, đơn vị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đưa quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp ngày càng đi vào thực chất.
Quan tâm đến việc nắm bắt khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, Hải quan Hải Phòng đã thiết lập nhiều kênh trực tiếp và gián tiếp để nắm bắt, hỗ trợ doanh nghiệp. Điển hình là đã tổ chức thành công Hội nghị đối thoại giữa Cục Hải quan Hải Phòng và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics năm 2024 với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp (tháng 2/2024). Tham mưu, trình UBND thành phố Hải Phòng kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024, thu hút sự tham gia của gần 500 đại biểu đại diện của 250 doanh nghiệp (tháng 3/2024). Qua các hội nghị đã tiếp nhận và giải đáp nhiều ý kiến đóng góp thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh của TP Hải Phòng để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển.
Hải quan Hải Phòng thường xuyên rà soát các quy trình nghiệp vụ để báo cáo đề xuất Tổng cục Hải quan, UBND TP Hải Phòng giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai nhiệm vụ.
Đáng chú ý, Hải quan Hải Phòng đã đề xuất UBND TP Hải Phòng các giải pháp để triển khai dịch vụ logistics đường hàng không; xây dựng mô hình, cách thức để triển khai thực hiện thủ tục hải quan, quản lý đối với hàng hóa bưu phẩm, bưu kiện chuyển phát nhanh quốc tế, hàng giao dịch qua thương mại điện tử, phù hợp xu hướng phát triển thương mại hiện nay.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Công ty Tiếp Vận T& T (Hải Phòng) nhận xét: Cục Hải quan Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan hàng hóa, như: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sử dụng trang thiết bị hiện đại. Quá trình giải quyêt thủ tục hải quan có vướng mắc phát sinh luôn kịp thời tiếp nhận, xử lý để tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp. Hàng năm, Hải quan Hải Phòng tổ chức nhiều hội nghị đối thoại, trong đó có các hội nghị theo chuyên đề do Cục và các chi cục tổ chức giúp doanh nghiệp phản ánh khó khăn, vướng mắc, bất cập về chính sách theo từng lĩnh cụ thể để cơ quan Hải quan tiếp nhận, tháo gỡ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ. Đặc biệt, Cục Hải quan Hải Phòng đã đưa vào sử dụng “Hệ thống đánh giá chất lượng phục vụ của công chức” (từ năm 2020-PV) giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hài lòng đối với chất lượng phục vụ của công chức, đội công tác, chi cục hải quan, góp phần quan trọng để nâng cao hơn nữa chất lượng lượng phục vụ của cơ quan Hải quan đối với doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều chi cục thuộc Cục thiết lập các nhóm qua mạng xã hội (như qua Zalo) để hỗ trợ doanh nghiệp, giúp chúng tôi kịp thời nắm bắt thông tin, cập nhật các văn bản mới...; có chi cục xây dựng phần mềm đăng ký kiểm hóa giúp giảm thiểu thời gian đi lại cho doanh nghiệp… T.B (ghi) |