【bảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia】Tháo gỡ vướng mắc cho giáo dục và đào tạo
Chuẩn bị cho Hội nghị vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030,ỡvướngmắcchogiodụcvđotạbảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đợt khảo sát tại Hậu Giang, từ đây nhiều vướng mắc được ghi nhận và gợi mở những giải pháp giải quyết, để giáo dục Hậu Giang nói riêng và miền Tây nói chung nâng tầm chất lượng.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, phát biểu tại buổi làm việc với Trường THCS Tân Hòa, huyện Châu Thành A.
Nhiều băn khoăn về chương trình lớp 10
Thầy Đặng Văn Hải, giáo viên dạy lịch sử, Trường THPT Châu Thành A nêu ý kiến: “Tôi rất mừng khi Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh chương trình môn lịch sử ở bậc THPT theo hướng chọn lọc kiến thức cốt lõi từ chương trình lịch sử 70 tiết, giảm bớt yêu cầu cần đạt để có một chương trình 52 tiết/năm học, phù hợp dạy đại trà và là môn học bắt buộc cho 100% học sinh. Tuy nhiên, sách giáo khoa đã xuất bản rồi, nay chương trình học giảm đến 18 tiết thì phải chọn lọc, giữ lại cái gì, tinh giản phần nào, bài nào để giảm tải cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo nội dung cốt lõi, đã làm giáo viên băn khoăn, mong sớm có hướng dẫn cụ thể hơn”.
Tại buổi làm việc với Trường THPT Châu Thành A, nhiều giáo viên đã nêu các ý kiến góp ý trong việc bố trí tiết dạy phù hợp, hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho học sinh, việc lựa chọn môn học tự chọn của học sinh còn mang tính hình thức khi đa phần học sinh chưa nhận diện được thế mạnh, niềm đam mê với môn học… theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đối với học sinh khối lớp 10 trong năm học mới.
Ông Nguyễn Văn Út, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Châu Thành A, bày tỏ: “Nhiều em tôi nghĩ sẽ có chọn đại theo đám đông, theo ý kiến gia đình… dù nhà trường đã tuyên truyền rất kỹ. Nếu trường hợp có nhiều học sinh muốn thay đổi môn tự chọn, chọn lựa lại, sau một năm học thì phải làm thế nào, trường sẽ “vỡ trận” khi khó lòng đáp ứng bởi cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên khó đảm bảo”.
Băn khoăn trên không chỉ riêng có ở Trường THPT Châu Thành A mà còn ghi nhận ở các trường THPT trong địa bàn tỉnh. Nỗi lo tư vấn, định hướng nghề nghiệp sau này của các em các trường phải làm sao…
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng đoàn khảo sát, nhấn mạnh: “Với chương trình môn lịch sử ở khối lớp 10, một số nội dung trong từng chủ đề sẽ tinh giản, phần nào tinh giản sẽ không dạy. Sở Giáo dục và Đào tạo cần hướng dẫn cụ thể để giáo viên thực hiện giảng dạy, sách giáo khoa vẫn sử dụng giảng dạy tùy theo phân phối chương trình và phần nào tinh giản phải có sự điều tiết phù hợp… làm sao đảm bảo được nội dung cốt lõi, tạo sự yêu thích, đam mê và tự hào trong học sinh về từng trang sử hào hùng của dân tộc. Sách giáo khoa lớp 10 năm nay tất cả các tỉnh, thành, mỗi trường sẽ có sự lựa chọn từng môn học ở các bộ sách khác nhau, không có tỉnh, thành nào chọn dạy 1 bộ sách”.
Riêng về có cho hay không cho học sinh được quyền thay đổi lựa chọn môn học sau 1 năm học, ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh: “Bộ giao toàn quyền cho hiệu trưởng trường quyết định. Trường hợp đổi chuyển nhiều môn quá học sinh sẽ phải học lại lớp 10. Các trường cần tư vấn kỹ với sự thay đổi lựa chọn môn học này cho học sinh. Học sinh vẫn có thể chuyển chọn 1-2 môn… nhưng trường phải tổ chức kiểm tra lại môn học sinh chọn đổi, có thể không cho điểm nhưng học sinh phải đạt được yêu cầu môn học”.
Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù riêng theo vùng
Khó khăn về thực trạng thiếu giáo viên giảng dạy, nhất là ở cấp học mầm non, thiếu giáo viên dạy tin học, tiếng Anh cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các chế độ chính sách, quy định thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhu cầu biên chế rất nhiều nhưng thực tế chỉ tiêu được phân bổ khá ít... cần một số điều chỉnh phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Năm học 2022-2023, Ngành giáo dục Hậu Giang được bổ sung 199 biên chế.
Ông Phạm Văn Năm, giáo viên Trường THCS Tân Hòa, huyện Châu Thành A, kiến nghị: “Bộ xem xét lại việc bố trí giờ dạy, hỗ trợ kinh phí với các giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên hợp đồng, có cơ chế chính sách đặc thù riêng theo vùng, hoặc theo tỉnh, quan tâm tỉnh còn nhiều khó khăn… Vì thực tế công việc của tất cả giáo viên là như nhau nhưng với các giáo viên hợp đồng có nhiều thiệt thòi hơn. Lương ít giáo viên sẽ khó thể bám trụ với nghề”.
Tại buổi gặp gỡ với các trường, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tin: “Sắp tới, một số thông tư sẽ có thay đổi phù hợp hơn với đặc thù của ngành giáo dục và đào tạo. Dự kiến định mức biên chế trên lớp sẽ được thay thế bằng định mức giáo viên trên số lượng học sinh, định mức này sẽ được chia theo từng vùng miền, chứ không dùng chung cho cả nước như hiện nay, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên cũng có thay đổi: mỗi cấp học chỉ có duy nhất một chương trình bồi dưỡng, một chứng chỉ, thay vì quá nhiều chương trình đào tạo như hiện nay, để giảm bớt áp lực cho giáo viên…”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Chính phủ và đã bổ sung biên chế 27.850 giáo viên trong toàn quốc năm học 2022-2023. Riêng về hợp đồng giáo viên sẽ áp dụng 12 tháng, sẽ giải quyết vấn đề thừa - thiếu giáo viên, đề xuất xây dựng hệ thống thang bậc lương riêng cho ngành giáo dục và đào tạo…
Để phát triển giáo dục, đào tạo địa phương trong giai đoạn tới, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, yêu cầu: “Hậu Giang cần tập trung quy hoạch mạng lưới trường lớp; triển khai có hiệu quả xây dựng văn hóa học đường; phát huy yếu tố truyền thống trong dạy và học; ưu tiên phát triển nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, cho vùng, có giải pháp để tuyển dụng đủ số lượng giáo viên cho các môn tin học, tiếng Anh... Có góp ý, kiến nghị, đề xuất phù hợp mang tính chiến lược, tầm khu vực, chú ý các chế độ chính sách, các thông tư, chỉ thị… không còn phù hợp theo điều kiện thực tế của vùng để Bộ ghi nhận, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, có những chỉ đạo điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phù hợp, kịp thời hơn trong điều kiện thực tế hiện nay và tương lai”.
Hậu Giang đã thực hiện rất tốt các chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh: “Hậu Giang đã thực hiện rất tốt các chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo. Tỉnh đã có sự quan tâm, kịp thời ban hành các nghị quyết, chính sách đặc thù riêng cho ngành giáo dục và đào tạo để thu hút nguồn nhân lực. Tôi đánh giá cao ở công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Trong khi phổ cập THCS nhiều tỉnh còn ở mức 1, Hậu Giang đã đạt chuẩn mức độ 2 và đang chờ thẩm định mức độ 3, trường chuẩn quốc gia cũng đã trên 82%... năm học mới, các con số này cần phải được duy trì và tăng nhiều hơn nữa”. |
Bài, ảnh: CAO OANH