您现在的位置是:La liga >>正文

【nhận định kèo ngoại hạng anh】Khi Tổ quốc gọi tên

La liga474人已围观

简介Những cán bộ y tế nơi tuyến đầu không quản nhọc nhằn, hy sinh, mất mát, để viết ...

Những cán bộ y tế nơi tuyến đầu không quản nhọc nhằn,ổquốcgọitênhận định kèo ngoại hạng anh hy sinh, mất mát, để viết nên những kỳ tích trong cuộc chiến với dịch bệnh

Lấy sức người chống chọi với cuồng phong bạo bệnh

Với hơn chục ngàn ca mắc mới mỗi ngày, TP.HCM đang đối diện với cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử. Bệnh viện dã chiến, trung tâm cấp cứu điều trị Covid-19 liên tục được thành lập mới bên cạnh những cơ sở y tế vốn có đang vật lộn vì quá tải. Nhân lực y tế thiếu trầm trọng, các y, bác sĩ đang trải qua những ngày tháng quay cuồng. Thấu hiểu điều ấy, nên từng chuyến xe chở nặng yêu thương mang theo hào khí chống dịch của hàng ngàn y, bác sĩ từ khắp mọi miền Tổ quốc đã hướng về miền Nam ruột thịt.

Bên trong các khu điều trị, các bệnh viện dã chiến, cùng với tiếng máy móc khô khan đang hoạt động hết công suất, là những “chiến sĩ” blouse trắng ngày đêm miệt mài, cần mẫn bên những bệnh nhân nguy kịch để viết nên những kỳ tích trong cuộc chiến với dịch bệnh.

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Phụ trách phòng Quản lý chất lượng bệnh viện (Bệnh viện K), mỗi ngày ở Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 TP.HCM trong một tháng qua với anh thực sự là một cuộc chiến - cuộc chiến không gươm, không súng, song lại rất khốc liệt, vì điều các anh cần bảo vệ là tính mạng, sức khỏe của người dân trước kẻ địch vô hình quái ác.

Chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19 ở tầng 3 - tầng cao nhất dành cho các bệnh nhân nặng, áp lực mà bác sĩ Tĩnh và đồng nghiệp phải đối diện rất lớn. Chỉ cần vô tình bắt gặp hình ảnh một bà mẹ là bệnh nhân Covid-19 gọi điện cho gia đình thông báo vừa quay về từ quỷ môn quan cũng có thể khiến anh hân hoan, hạnh phúc như chính mình sống lại vậy.

“Chứng kiến hình ảnh ấy, mọi vất vả, áp lực với tôi dường như không còn đáng kể”, bác sĩ Tĩnh trải lòng.

Đại dịch đang khiến TP.HCM chìm trong lo lắng, bác sĩ Tĩnh và đồng nghiệp cũng không tránh khỏi những khoảng lặng xót xa. Đó là lúc các anh phải chứng kiến bệnh nhân của mình ra đi, khi mọi nỗ lực của các nhân viên y tế không có kết quả.

Trải qua 4 làn sóng Covid-19, khó có thể nói hết những vất vả, hy sinh của đội ngũ y, bác sĩ nơi tuyến đầu. Tinh thần tận hiến của họ thực sự khiến chúng ta cảm phục.

Tạm xa gia đình, Nam tiến để chăm sóc bệnh nhân Covid-19, điều dưỡng Hoàng Thị Diễm, Khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) chia sẻ, cũng như những đồng nghiệp khác, chị lên đường với tâm thế sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Lúc này, điều quan tâm duy nhất của chị là bệnh nhân, làm sao để họ phục hồi tốt.

Không giống các bệnh nhân khác, bệnh nhân Covid-19 phải một mình chiến đấu với bệnh tật, nên họ thường có tâm lý mặc cảm, cô đơn. Do vậy, các điều dưỡng như chị Diễm không chỉ chăm sóc, mà cần phải thấu hiểu tâm lý, tình cảm của bệnh nhân, nhất là với các cô, bác lớn tuổi. Họ rất lo sợ, bất an khi mắc bệnh, nên điều họ cần ở điều dưỡng là sự điềm tĩnh, kiên trì.

Với bệnh nhân là con trẻ thì điều dưỡng phải như người mẹ, ân cần, tận tâm và cưng nựng. Kể lại việc chăm sóc cho bệnh nhân mới 3 tuổi đã mắc Covid-19, chị Diễm cho hay, mỗi khi bé nôn trớ, là trái tim người điều dưỡng, cũng là một người mẹ, bị bóp nghẹn.

Ở nơi không có khái niệm ngày và đêm

Biến chủng Delta đang càn quét TP.HCM và nhiều tỉnh Tây Nam bộ có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng tăng cao. Bởi vậy, làm việc trong môi trường có hàng trăm bệnh nhân Covid-19 nặng, đòi hỏi công tác bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế phải được đặt lên hàng đầu.

Khi mọi người ào ra, chúng tôi tiến vào; khi mọi người ngủ, chúng tôi thức; khi mọi người ở nhà, quây quần bên gia đình, chúng tôi nén niềm riêng, rời xa mái ấm để lên đường...

- Bác sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Phụ trách phòng Quản lý chất lượng bệnh viện (Bệnh viện K)

Tags:

相关文章