发布时间:2025-01-10 16:01:18 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Nắm bắt cơ hội trong xu thế “cạnh tranh xanh” | |
Hải quan xanh: Góp phần "xanh hóa" hoạt động thương mại,ểnđổixanhđểtựcứulấychínhmìty so bong da y bảo vệ môi trường |
Các chuyên gia chia sẻ tại diễn đàn |
Tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành những từ khóa “hot” hiện nay trong nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn các tổ chức và doanh nghiệp đang tìm cách thích ứng với đại dịch Covid-19, vượt qua khó khăn để phục hồi và phát triển ổn định. Bên cạnh đó, đây cũng là sự khẳng định cho tương lai của doanh nghiệp, thông qua các sản phẩm và dịch vụ hướng tới yếu tố tuần hoàn và bền vững.
Trên thực tế, từ cách đây hơn 10 năm Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, nhưng mãi đến gần đây, câu chuyện này mới được nhắc đến nhiều. Lý giải cho vấn đề nay, TS Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho biết, ở giai đoạn trước, thu nhập bình quân của người Việt Nam rất thấp. Thời điểm đó, việc phát triển bền vững đã được nói đến nhưng yêu cầu tăng trưởng được đặt lên cao hơn. Điều này thể hiện qua chính sách mở cửa thu hút FDI và vươn lên thành 1 trong 7 nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu ở mức hơn gấp đôi GDP… Qua đó giúp tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo tích lũy cho doanh nghiệp. Hiện Việt Nam đã bước qua mức thu nhập trung bình và đang hướng tới mức thu nhập trung bình cao.
Trong khi đó, các FTA cũ không đề cập nhiều tới vấn đề môi trường, chỉ đến khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA… mới bắt đầu có những điều khoản rõ ràng về môi trường, bền vững, lao động… Theo đó, hiện nhiều doanh nghiệp lớn đã hướng tới đáp ứng các yêu cầu cao về môi trường, phát triển bền vững ở các thị trường phát triển. Theo TS An, dịch Covid-19 bên cạnh những tổn thất về kinh tế, xã hội… thì cũng mở ra xu hướng mới là tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó hướng đến tìm cơ hội mới cho phát triển chứ không chỉ dừng lại ở cuộc chiến “kinh tế nâu” hay mở rộng bề ngang như thời gian qua.
Bổ sung thêm ý kiến của ông An về việc chuyển biến xanh trong nền kinh tế chưa đạt kỳ vọng, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng thời gian qua tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa vào 2 yếu tố: lao động chi phí thấp và lợi thế tài nguyên môi trường. Điều này dẫn tới tận khai môi trường và cách quản trị vẫn theo truyền thống tuyến tính. Ví dụ như nông nghiệp là ngành phát thải rất lớn do cách xử lý phân bón cho ruộng đồng, xử lý chất thải thủy sản; dệt may tạo ra nhiều phế thải và phát thải…
Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi xanh. Theo TS Thành, bên cạnh vấn đề chính sách, việc chuyển đổi xanh còn là áp lực từ các cam kết hội nhập và cái nhìn của người tiêu dùng. “Rất nhiều điều được dẫn dắt bởi thị trường chứ không phải chỉ là chính sách” – TS Thành nhấn mạnh. Do đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ vấn đề nay. Những doanh nghiệp nào có chữ “xanh” và “xã hội” thì giá trị thương hiệu tốt hơn và người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm của doanh nghiệp đó. Những doanh nghiệp đi theo mô hình xanh trong trung và dài hạn đều cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Cụ thể tại Việt Nam, những doanh nghiệp đạt mục tiêu phát triển bền vững của VCCI đề ra có sức chống chịu tốt hơn trong giai đoạn Covid vừa qua.
Ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Môi trường UNDP Việt Nam (trực thuộc Liên Hiệp Quốc) nêu thêm rằng, bên cạnh những yếu tố kể trên, việc chuyển đổi xanh còn có áp lực từ nguyên tắc bao trùm và công bằng. Bởi giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp và các tập đoàn lớn hưởng thụ từ tài nguyên đầu vào, nhưng người dân trực tiếp bảo vệ, tạo ra hoặc tái tạo nguồn đầu vào đó thì lại không được hưởng nhiều. Những người công nhân tham gia vào quá trình đó cũng bị bỏ lại phía sau. Do đó, đây là trách nhiệm xã hội cần được quan tâm.
Ông Lai cũng đánh giá việc chuyển đổi xanh đòi hỏi những đầu tư ban đầu rất lớn, nên cần có chính sách hỗ trợ ban đầu. Đã có những doanh nghiệp lớn đi tiên phong, nhưng ngay cả những doanh nghiệp lớn cũng cần được hỗ trợ để ngoài việc đáp ứng ở thị trường trong nước thì có thể đạt vị thế và phát triển mạnh ở thị trường quốc tế. Ngoài ra, chính sách cũng cần quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp vừa vừa nhỏ vốn không nằm trong cơ chế được hưởng thụ về đầu tư và được bảo vệ bởi chính sách của Nhà nước.
Ông Lai cũng đặt vấn đề về việc “chúng ta phải tự cứu lấy mình” trong câu chuyện chuyển đổi xanh hiện nay. Vì Việt Nam đang chịu tác động rất lớn từ biến đổi khí hậu và các vấn đề thiên tai, phát thải đang ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Nên ngoài kinh doanh phát triển, việc xem xét các cam kết của Việt Nam về môi trường cũng là “tự cứu lấy mình”. “Không giảm phát thải, không đóng góp với quốc tế thì ta sẽ là một trong những nước chịu tác động đầu tiên” – ông Lai nhấn mạnh.
相关文章
随便看看