游客发表
发帖时间:2025-01-25 19:41:02
Chiều 14/1,ộChínhtrịsẽranghịquyếtthuhútFDIcóchọnlọtrực tuyến bóng đá ngoại hạng anh Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành và địa phương để xây dựng đề án “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2030”, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, thông qua.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ |
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, Việt Nam đã có lịch sử 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trở thành một thành phần kinh tế quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, thời gian qua chưa có một nghị quyết chuyên đề về thu hút FDI. Do đó, việc Ban cán sự Đảng Chính phủ chủ trì xây dựng đề án này để trình Bộ Chính trị thông qua bằng một nghị quyết chuyên đề có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở để thu hút FDI có chọn lọc, phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát huy lợi ích và hạn chế những bất cập của FDI mang lại.
Đồng thời, góp phần để Đảng, Nhà nước lồng ghép việc thu hút FDI trong phát huy nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn 2021-2030. Đề án liệt kê 10 đóng góp chủ yếu và 6 hạn chế bất cập của khu vực FDI tới nền kinh tế trong nước.
Có 2 nền kinh tế trong 1 đất nước?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá dự thảo đề án đã liệt kê được nhiều vấn đề liên quan tới FDI nhưng chưa nêu bật được những nội dung “then chốt” liên quan đến thực trạng, xu hướng phát triển của khu vực FDI, đặt ra nền tảng thu hút lĩnh vực này trong giai đoạn tới.
“Cần lắng nghe, chắt lọc các ý kiến chuyên gia, nhất là tiếp thu, cụ thể hoá các đánh giá, chỉ đạo của Thủ tướng tại hội nghị tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài. Không chỉ làm rõ được thực trạng mà còn thể hiện được xu hướng thu hút FDI và sự thay đổi, hoàn thiện chính sách thu hút FDI”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng dư luận xã hội đang có “cảm giác” là có sự lệch pha giữa khu vực FDI và khu vực trong nước, đến mức một số chuyên gia đã nói “có 2 nền kinh tế trong 1 đất nước”.
Hay như nhận định Nhà nước ưu đãi quá mức cho FDI mà để DN trong nước lép vế. Do vậy, các bộ, ngành phải nhận định rõ các nội dung này để thiết lập quan điểm, giải pháp trong thu hút FDI, tăng cường nội lực khu vực kinh tế bản địa và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự cường.
Về định hướng thu hút FDI, Phó Thủ tướng cho rằng dự thảo đề án chưa đánh giá được tác động của sự phát triển cách mạng công nghệ và sự dịch chuyển đầu tư dòng vốn trên thế giới.
Chưa phân tích, làm rõ nhận định của Thủ tướng về chuyển nội hàm thu hút và sử dụng FDI sang nội hàm chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài cả về quản lý, kết nối, đầu tư mua lại, sáp nhập lẫn nhau, đặc biệt hợp tác bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo đảm các lợi ích xã hội.
Hợp tác đầu tư nước ngoài là mang tính chủ động, có sự bình đẳng, lựa chọn, không phải nhà đầu tư nước ngoài mang gì vào ta chấp nhận nấy và điều quan trọng là có lựa chọn, dần thoát khỏi gia công, lắp ráp đơn thuần, nâng tầm trình độ sản xuất, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ đề án của Bộ Chính trị không phải để xác lập chủ trương mà là hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI, định hướng khắc phục hệ thống pháp luật về thuế, doanh nghiệp, đầu tư, sử dụng đất đai... và các nghị định hướng dẫn thi hành luật.
Nhà đầu tư FDI mất tới 700 ngày làm việc đấu thầu sử dụng đất
Từ thực tiễn của địa phương, lãnh đạo UBND TP Hải Phòng cho biết quan điểm của TP là ban hành chính sách ưu đãi thu hút đầu tư cho cả DN FDI và DN trong nước theo chuỗi sản xuất toàn cầu và các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, Hải Phòng cũng thu hút các DN FDI làm phụ trợ cho DN trong nước như các DN của Đức tới đầu tư, sản xuất khung, gầm ô tô cung cấp cho Vinfast.
“Hải Phòng thu hút FDI gắn với lợi thế so sánh địa phương và phát huy lợi thế của vùng và mong được Chính phủ đầu tư hệ thống giao thông thuỷ, biển, bộ, hàng không để giữ chân các nhà đầu tư ở Hải Phòng và vùng kinh tế trọng điểm phía bắc”, đại diện Hải Phòng nói.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng, Khánh Hoà thì cho rằng thủ tục lựa chọn nhà đầu tư FDI đấu thầu sử dụng đất quá lâu, mất tới 700 ngày làm việc, phân cấp, phân quyền cho địa phương lựa chọn nhà đầu tư chưa triệt để làm mất cơ hội cho các nhà đầu tư...
Còn lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc cho biết khu vực FDI chậm triển khai các thiết chế nhà ở, dịch vụ cho công nhân nên gây sức ép rất lớn tới quản lý của địa phương. Lãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên thì cho biết DN trong nước khó tham gia cung cấp phụ trợ vì các cơ chế đấu thầu quốc tế ngặt nghèo của DN FDI và việc chuyển giao công nghệ, quản lý còn hạn chế.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ KH&ĐT tiếp tục hoàn thiện dự thảo đề án, thành lập tổ soạn thảo đề án, tổ chức chương trình làm việc với TP.HCM, Hà Nội và Bình Dương là những địa phương thu hút FDI chủ lực để ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của địa phương trong hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả thu hút FDI.
Đến nay, đã có hơn 26.500 dự án ĐTNN đến từ 129 quốc gia và vùng lãnh thổ, cam kết đầu tư trên 334 tỷ USD vào Việt Nam. Đến năm 2017, khu vực ĐTNN chiếm gần 20% GDP, đóng góp 23,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, 70% kim ngạch xuất khẩu, sử dụng gần 4 triệu việc làm trực tiếp và 5-6 triệu việc làm gián tiếp. |
Nền kinh tế còn dựa nhiều vào DN FDI khiến cho tình hình thu ngân sách nhiều phen có vấn đề khi ông lớn “hắt hơi, sổ mũi”.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接