您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bảng xếp hạng giải thụy sĩ】Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi): Khó thực hiện đấu thầu sản phẩm phim 正文

【bảng xếp hạng giải thụy sĩ】Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi): Khó thực hiện đấu thầu sản phẩm phim

时间:2025-01-12 15:51:29 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Sáng 23/10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thừa ủy quyền bảng xếp hạng giải thụy sĩ

Sáng 23/10,ựthảoLuậtĐiệnảnhsửađổiKhóthựchiệnđấuthầusảnphẩbảng xếp hạng giải thụy sĩ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Nhiều quy định không còn phù hợp

Theo tờ trình của Chính phủ, việc sửa đổi Luật Điện ảnh hiện hành nhằm khắc phục một số bất cập. Một số quy định của Luật Điện ảnh không còn phù hợp hoặc đã bị bãi bỏ hoặc được quy định tại luật chuyên ngành khác.

Cụ thể như, quy định doanh nghiệp phát hành phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim dẫn đến một số công ty phát hành phim sở hữu hệ thống nhiều cụm rạp đã chi phối thị trường chiếu phim, hạn chế việc nhập khẩu phim của các công ty phát hành phim không có rạp chiếu.

Quy định “Đối với doanh nghiệp sản xuất phim, ngoài việc phải có các điều kiện thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp còn phải có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh”, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.

Quy định về ưu đãi tín dụng, thuế đối với hoạt động điện ảnh không phù hợp do không thuộc lĩnh vực được ưu tiên; việc dành quỹ đất để xây dựng rạp chiếu phim đã bị bãi bỏ.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày trước Quốc hội

Luật Điện ảnh cũng chưa quy định về mô hình và lĩnh vực hoạt động cùng nguồn thu ổn định lâu dài để Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh tồn tại, phát triển và hoạt động hiệu quả; quy định cấp phép tổ chức chiếu giới thiệu phim Việt Nam tại nước ngoài; quy định đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, một số vấn đề mới phát sinh cần bổ sung vào Luật Điện ảnh như: công nghiệp điện ảnh, thị trường điện ảnh, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong các khâu sản xuất, phát hành, phổ biến và lưu trữ phim; quản lý nội dung phim phát hành, phổ biến trên không gian mạng và tại địa điểm công cộng; cơ chế thu hút, khuyến khích sản xuất, ưu đãi đoàn làm phim nước ngoài quay phim tại Việt Nam; quy định cụ thể về phân cấp quản lý hoạt động điện ảnh; hoạt động xúc tiến, quảng bá phim thông qua việc tổ chức các liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim, giải thưởng điện ảnh Việt Nam và quốc tế trong và ngoài nước và chính sách tăng cường xã hội hóa hoạt động điện ảnh.

2 phương án về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách

Trong quá trình xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi), một trong những vấn đề có ý kiến khác nhau được Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội là quy định về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước.

Dự thảo luật đưa ra 2 phương án. Phương án 1 là sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện theo một trong hai hình thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.

Theo cơ quan soạn thảo, phim là tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, sản xuất phim mang đặc thù riêng, không thể chia cắt đứt đoạn, không thể đấu thầu kịch bản. Trình tự, thủ tục theo cơ chế đấu thầu qua nhiều khâu, tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng phim.

Bên cạnh đó, quan hệ giữa tác giả kịch bản, đạo diễn và nhà sản xuất khó có được thoả thuận để thực hiện hình thức đấu thầu nhằm lựa chọn nhà sản xuất khác, không sở hữu kịch bản để thực hiện bộ phim.

Đối với các nhà thầu thực hiện dự án sản xuất phim, đồng thời là đơn vị sở hữu bản quyền đối với kịch bản được lựa chọn đưa vào sản xuất, các quy trình thẩm định và phê duyệt ngân sách theo hình thức đấu thầu kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, hạn chế chủ động, sáng tạo, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp với các quy định của Nhà nước về việc sử dụng vốn ngân sách và các quy định về đấu thầu, đặt hàng dịch vụ công.

Phương án 2 là giữ nguyên quy định của luật hiện hành, bao gồm: giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất phim. Tuy nhiên, theo cơ quan soạn thảo, từ khi Luật Điện ảnh ra đời, chưa thể thực hiện việc đấu thầu sản xuất phim do gặp nhiều khó khăn như đã nêu. Do vậy, đa số thành viên Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất với phương án 1.

Về quy định này, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra khác với ý kiến cơ quan soạn thảo.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, đa số thành viên ủy ban lựa chọn phương án 2, gồm cả hình thức đấu thầu, vì thực hiện đấu thầu tạo sự bình đẳng giữa các đơn vị nhà nước và tư nhân và phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu. Đồng thời, các thành viên ủy ban đề nghị nghiên cứu quy định cụ thể trường hợp áp dụng hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu.

Một số ý kiến đề nghị không thực hiện hình thức đấu thầu đối với sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, có mức đầu tư thấp, yêu cầu gấp về thời gian.

Cân nhắc quy định Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh

Cơ quan thẩm tra cũng nêu ý kiến về một nội dung khác liên quan tài chính là Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh. Quỹ này được quy định tại luật hiện hành nhưng đến nay chưa được thành lập và dự thảo Luật tiếp tục quy định thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, giao Chính phủ quy định chi tiết.

Đa số ý kiến thành viên Ủy ban đề nghị cân nhắc quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh trong Dự thảo Luật vì nội dung chi của quỹ trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước; chưa đưa ra giải pháp về khả năng tài chính độc lập.

Thực tế thời gian qua, khi thông qua một số luật, Quốc hội đã bãi bỏ một số quỹ đã được lập theo các luật chuyên ngành. Trường hợp có quy định thành lập quỹ, đề nghị làm rõ mục đích, nguồn thu, cơ chế hoạt động và quản lý quỹ.

Về chính sách phát triển điện ảnh nói chung, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhận xét các chính sách trong Dự thảo Luật còn phân tán, có nội dung diễn đạt chưa rõ; phim do Nhà nước đầu tư sản xuất theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị có đề tài khá rộng. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển điện ảnh cần được lượng hóa cụ thể hơn, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; có giải pháp ràng buộc về mặt pháp lý để bảo đảm tính khả thi.

Cần nghiên cứu, đưa vào Luật một số chính sách về xã hội hóa đang được thực hiện ổn định; huy động các thành phần kinh tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; hỗ trợ sản xuất phim như một loại đầu tư rủi ro; chính sách hợp tác công - tư; cơ chế hợp tác liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp điện ảnh tư nhân với đơn vị điện ảnh nhà nước.

Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi cụ thể về tín dụng, thuế, đất đai đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh./.