【chuyên gia nhận định bóng đá】Mối đe dọa từ thủy sản ngoại lai

 人参与 | 时间:2025-01-24 22:12:04

Hiện nay,ốiđedọatừthủysảnngoạchuyên gia nhận định bóng đá mật độ của một số loài thủy sản ngoại lai đang phát triển nhanh chóng ở hầu hết các tuyến sông, kênh, rạch và đồng ruộng trong tỉnh. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân mà còn gây mất cân bằng hệ sinh thái, tăng nguy cơ xâm hại nguồn lợi thủy sản nước ngọt bản địa ngoài tự nhiên.

Thời gian gần đây, cá lau kiếng xuất hiện ngày càng nhiều trên hệ thống kênh, mương nội đồng của tỉnh.

Theo các ngành chuyên môn tỉnh, vào những năm 90 của thế kỷ XX, một số loài thủy sản ngoại lai đã có mặt và sinh sống trong môi trường tự nhiên của nước ta. Nhất là sự ảnh hưởng của chúng đối với quá trình canh tác nông nghiệp và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bản địa là vô cùng to lớn. Bởi các loài sinh vật ngoại lai này, có đặc tính thích nghi tốt và phát triển nhanh trong mọi điều kiện thời tiết. Chưa kể, tận dụng sự lưu thông của dòng nước, chúng có thể di cư đến bất cứ nơi đâu, sống và đeo bám gây hại, hoặc đồng hóa một số loài thủy sản nước ngọt. Nổi bật là đối tượng cá lau kiếng (cá tỳ bà) và ốc bươu vàng.

Nói về tác hại ốc bươu vàng, lão nông Bùi Văn Tám (65 tuổi), ở ấp 3A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, khẳng định: “Bên cạnh chuột, sâu gây hại thì ốc bươu vàng là đối tượng đáng lo ngại nhất của nhà nông. Thực tế là trong quá trình canh tác, nếu ai không sử dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời thì ruộng lúa đó chẳng còn gì để mà ăn. Vì phần lớn ban ngày ốc bươu vàng ẩn nấp dưới lớp bùn non, ban đêm bò lên ăn lúa non, nhất là cây lúa non độ khoảng 10 ngày sau khi gieo sạ”.

Theo nhận định của các ngành chuyên môn tỉnh, ốc bươu vàng có sức sống mạnh, mật độ sinh sản cao vào mùa hè, trứng bám chùm màu hồng, có khoảng 120-500 trứng/lần đẻ. Điều đáng nói nhất chính là ốc bươu vàng có khả năng nhân và lai đàn qua quá trình giao phối với các loài ốc bản địa nước ngọt khác, như: ốc bươu đen, ốc lác… Từ đó, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể các loài thủy sản nước ngọt trong tự nhiên. Còn đối với cá lau kiếng, đây là loại cá cảnh có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có hình dáng và màu sắc đặc biệt nên rất thích hợp cho việc nuôi làm kiểng. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm đó, cá lau kiếng lại là mối đe dọa nguy hiểm đến việc phát triển và sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt khác.

Anh Nguyễn Văn Hiểu, ở ấp 7, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, kể: “Độ khoảng 3 năm trước đây, người dân đặt dớn, giăng lưới, tát mương mà bắt được cá lau kiếng thường thả về môi trường tự nhiên vì không dám ăn. Từ đó đã phần nào làm cho loài cá này phát triển nhanh chóng và có mặt khắp mọi nơi. Bằng chứng là vào ngày 20-3 vừa rồi, tôi có tát mương với diện tích khoảng 200m2, nhưng sản lượng cá đồng bắt được khá ít. Cụ thể là trong khoảng 10kg cá các loại thì chỉ có 6kg cá trê, cá lóc, cá sặc, mè vinh, số còn lại đều là cá lau kiếng”.

Bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh, thừa nhận: Hiện nay, nguồn gốc một số loài thủy sản ngoại lai thì không biết rõ. Đáng nói là những năm gần đây, tôm hùm đỏ, rùa tai đỏ hiếm thấy xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Thế nhưng, ốc bươu vàng và cá lau kiếng thì phát triển rất nhanh. Chưa kể, cá lau kiếng vừa cạnh tranh về thức ăn, vừa cạnh tranh nơi sinh sống. Nhất là chúng còn ăn trứng của một số loài cá khác đẻ ở trong môi trường tự nhiên, hoặc đeo bám, hút nhớt, làm tổn thương và hủy diệt lớn các loài thủy sản nước ngọt khác.

“Ở góc độ quản lý nhà nước, đơn vị sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức người dân. Cụ thể là khi bắt được các loài thủy sản ngoại lai, cần tiến hành tiêu diệt ngay, tránh trường hợp thả về môi trường tự nhiên. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, nếu phát hiện những trường hợp nào thả nuôi các loài thủy sản ngoại lai thì sẽ có biện pháp xử lý thích hợp, nhằm hạn chế tác hại và gây nguy cơ mất cân bằng quần thể cá nước ngọt bản địa, làm ảnh hưởng chung đến việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà”, bà Lam thông tin.

Bài, ảnh: CHÍ CÔNG

顶: 69852踩: 6