【kq lanus】Điểm tên 10 gia tộc giàu có nhất thế giới
Những gia tộc này đang điều hành những công ty hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực từ lọc dầu,Điểmtêngiatộcgiàucónhấtthếgiớkq lanus ô tô, viễn thông cho đến thực phẩm, bán lẻ và thời trang.
10. Nhà Duncan (Mỹ) – Tổng tài sản: 25,4 tỷ USD
Với khối tài sản trị giá 25,4 tỷ USD, nhà Duncan đang là gia tộc giàu thứ 10 tại Mỹ. Dan Duncan, tỷ phú giàu thứ 85 thế giới theo bình chọn của Forbes, là người sáng lập ra Tập đoàn sản xuất đường ống danh tiếng Enterprise Products Partners. Mất cha mẹ từ khi còn rất nhỏ và phải sống cùng ông bà trong hoàn cảnh thiếu thốn, nên khi thành danh Dan rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện với số tiền quyên góp lên tới hơn 200 triệu USD.
9. Nhà Arnault (Pháp) – Tổng tài sản: 32,2 tỷ USD
Arnault là gia tộc giàu thứ 9 trên thế giới và giàu thứ 2 ở Pháp chỉ đứng sau dòng họ Bettencourts. Họ đang sở hữu những thương hiệu thời trang nổi tiếng toàn cầu như Christian Dior, Dom Perignon, Fendi and Bulgari; đồng thời cũng là cổ đông chính của LVMH với dòng thời trang thuộc vào hàng xa xỉ bậc nhất - Louis Vuitton. Bernard Arnault cũng là CEO của cả LVMH lẫn hãng Christian Dior.
8. Nhà Hearst (Mỹ) – Tổng tài sản: 35 tỷ USD
Có đồn đoán cho rằng, nhà Hearst hiện đang kiểm soát tới gần một nửa thị trường truyền thông toàn cầu với hàng trăm tờ báo, ấn phẩm báo chí, đài phát thanh và kênh truyền hình rải rác khắp thế giới, trong đó có thể kể đến một số tạp chí nổi tiếng như Esquire, Good Housekeeping hay Redbook.
7. Bettencourt (Pháp) – Tổng tài sản: 35,9 tỷ USD
Đầu những năm 1990, một người Pháp tên là Eugène Schueller đã sáng tạo ra một sản phẩm chăm sóc tóc mới có tên gọi Auréale. Sản phẩm này sau đó được đổi tên thành L’Oreal. L’Oreal hiện là một trong những công ty mỹ phẩm hàng đầu thế giới. Hồi đầu năm ngoái, L’Oreal đã đồng ý chi ra 6 tỷ euro (8,2 tỷ USD) để mua lại 8% cổ phần mà hãng Nestle SA đang nắm giữ.
6. Nhà Edward Johnson (Mỹ) – Tổng tài sản: 39 tỷ USD
Gia tộc Edward Johnson đang sở hữu Fidelity Investments, một công ty chuyên cung cấp những dịch vụ tài chính thuộc hàng lớn nhất thế giới. Edward C. Johnson II, người ông quá cố của vị chủ tịch đồng thời là CEO của hãng – bà Abigail Pierrepont Johnson - đã sáng lập ra công ty này vào năm 1946. Là thành viên của gia tộc Edward Johnson với khối tài sản lên tới 39 tỷ USD nên không có gì ngạc nhiên nếu bà Abigail cũng là một trong những người phụ nữ giàu có nhất thế giới.
5. Nhà Cargill-MacMillan (Mỹ) – Tổng tài sản: 43 tỷ USD
Theo Tạp chí Forbes, công ty chế biến thực phẩm Cargill Incorporated của dòng họ Cargill-MacMillan hiện đang là một công ty tư nhân có quy mô lớn nhất toàn cầu. Nhà sáng lập công ty, ông William W. Cargill, đã trao quyền kinh doanh cho con rể của mình John MacMillan sau khi ông này qua đời. Nhờ tài năng của mình John MacMillan đã vực dậy công ty từ bờ vực phá sản và trở thành một doanh nghiệp thành công như hiện tại. Theo ước tính, mỗi thành viên gia tộc này ước tính đang nắm giữ hơn 1 tỷ USD.
4. Nhà Quandt (Đức) – Tổng tài sản: 49,7 tỷ USD
Khi nhà tư bản người Đức, Herbert Quandt tiếp quản công ty BMW (Bayerische Motoren Werke AG - Các nhà máy động cơ Bayern) vào năm 1962, nhiều người đã nghĩ rằng công ty đứng trước nguy cơ phá sản khi mà vào thời đó, dòng xe vẫn chưa phổ biến như bây giờ. Nhưng sau đó dòng xe BMW1500 ra mắt và giúp Herbert bỏ túi hàng tỷ USD. Herbert đã chia đều số cổ phần của BMW cho những người con của mình sau khi ông qua đời.
3. Nhà Carlos Slim Helu (Mexico) – Tổng tài sản: 70 tỷ USD
Tỷ phú Carlos Slim Helu và gia tộc của ông hiện đang nắm khối tài sản đáng ngưỡng mộ xấp xỉ 70 tỷ USD. Họ đang sinh sống tại Mexico và kinh doanh trong ngành viễn thông. Chỉ nói riêng tỷ phú Carlos, công ty của ông kiểm soát hơn 90% thị trường điện thoại cố định của Mexico. Ông cũng là người Mexico đầu tiên đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới.
2. Nhà Koch Brothers (Mỹ) – Tổng tài sản: 89 tỷ USD
Hai anh em nhà Koch, Frederick và William mỗi người đang nắm 42% cổ phẩn của Koch Industries, công ty tư nhân lớn thứ hai thế giới chỉ sau Cargill Incorporated. Cha của họ, ông Fred C. Koch đã sáng lập ra công ty năm 1940 và đã mở ra hướng đi mới cho nghành công nghiệp lọc dầu.
1. Nhà Walton (Mỹ) – Tổng tài sản: 174 tỷ USD
Dòng họ Walton là chủ nhân của chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart. Sam Walton đã khởi nghiệp bằng việc mua lại một cửa hàng tạp hóa nhỏ và ông đã thu về một khoản tiền đáng kể chỉ trong vài năm đầu tiên. Cửa hàng tiếp tục làm ăn phát đạt cho đến khi chủ đất từ chối gia hạn hợp đồng thuê cho Sam và ông buộc phải chuyển cửa hàng đến một nơi khác. Vào năm 1962, Sam mở cửa hàng đầu tiên trong chuỗi bán lẻ Walmart. Sau khi ông qua đời, các con ông và các thành viên khác trong gia tộc đã cùng tiếp quản việc quản lý các cửa hàng này cho đến nay./.
Thu Trà (theo The Richest)
(责任编辑:Cúp C1)
- Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- Giảm thuế TNDN: Nhà nước chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp
- HOSE thay đổi quy chế giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
- Chuyện chạy bằng cấp, làm tiến sĩ giả lên sân khấu kịch
- Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- Hơn 69 triệu cử tri thực hiện quyền bầu cử vào ngày 23/5
- Nợ toàn cầu đạt mức kỷ lục mới trong quý III/2023
- Thâm hụt ngân sách tăng, nợ công của Mỹ vượt 34.000 tỷ USD
- Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- Khoản lỗ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ lớn chưa từng có
- Thành Lộc, Cẩm Ly bị cắt vai
- AkzoNobel cung cấp sơn phủ cho xe đua của sinh viên tại Cuộc đua xe chạy bằng năng lượng mặt trời
- ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- Các nền kinh tế lớn biến động ngay trong ngày đầu tuần
- Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- Cục Thuế Hà Nội vinh danh 422 DN, cá nhân tiêu biểu
- Hà Nam: Trên 5.000 công nhân lao động được xét nghiệm Covid
- Bảo hiểm tôm, cá: Nông dân "làm khó" doanh nghiệp
- Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- Kinh tế Anh chính thức rơi vào suy thoái