Tín hiệu lạc quan từ tín dụng
Theấuhiệuphụchồikinhtếquatăngtrưởngtíndụngquýleicester city vs leeds unitedo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, riêng quý I/2022, tín dụng cũng đã tăng 5,04%, mức tăng trưởng cao vượt trội so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái, cụ thể tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 1,26%. Với tốc độ tăng trưởng như trên, giới ngân hàng đang hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 14% mà ngành ngân hàng đặt ra cho năm 2022.
Về một số diễn biến khác trên thị trường tiền tệ, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến cuối tháng 3/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,49% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 1,49%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 2,15% (tăng 0,54%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,03% (tăng 1,47%).
Theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022, định hướng tín dụng năm 2022 tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết cũng đặt ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát. Cụ thể, chỉ tiêu lạm phát năm 2022 bình quân khoảng 4%, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.
Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ điều hành lãi suất theo diễn biến thị trường, tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, gia tăng các gói vay ưu đãi hỗ trợ các nhóm khách hàng bị ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh.
Cần giữ quan điểm thận trọng, không chủ quan
Trong quý I/2022, lãi suất được điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu của chính sách tiền tệ. Động thái của Ngân hàng Nhà nước cho thấy cơ quan này vẫn tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành. Theo đó, các tổ chức tín dụng vẫn đang duy trì nguồn vốn chi phí thấp để có điều kiện giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Diễn biến mặt bằng lãi suất thời gian qua cho thấy, lãi suất tiền gửi bình quân bằng đồng Việt Nam của ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0,1 đến 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,3 đến
3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng. Với các kỳ hạn khác, lãi suất đang ở mức khoảng 4,2 đến 5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 5,3 đến 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,1 đến 6,9% đối với kỳ hạn trên 24 tháng.
Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,3%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định (4,5%/năm).
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tình hình dịch đến nay cũng đã giảm bớt rất nhiều và các doanh nghiệp cũng đang khôi phục tích cực, người dân cũng đang trở lại cuộc sống bình thường và có những hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì thế nhu cầu vốn lúc này tăng khá cao. Trong bối cảnh năm 2022 nền kinh tế đang dần phục hồi tích cực, Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại các địa phương. Gần đây nhất là hội nghị tại Thanh Hóa, đây là chương trình đầu tiên trong năm nay và năm tới. Theo ông Tú, mục đích các hội nghị này trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi nền kinh tế, nhu cầu vốn của doanh nghiệp sau khó khăn bởi dịch.
Diễn biến chung là khá tích cực như phân tích ở trên. Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia đánh giá vẫn cần có quan điểm thận trọng để tránh những “hiệu ứng phụ” nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng đi vào xu hướng nóng.
Ông Nguyễn Duy Thành - Trưởng phòng phân tích thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán Pinetree cho biết, việc kiểm soát tránh tín dụng tăng trưởng quá nóng là cần thiết, bởi nếu tín dụng tăng quá cao có thể dẫn tới nhiều hệ lụy dài hạn. Bởi lẽ, nguy cơ lạm phát cao vẫn hiển hiện, kết hợp với việc kiểm soát dòng tiền nóng chảy vào thị trường đầu cơ như bất động sản, một số nhóm cổ phiếu... Nguy cơ nợ xấu gia tăng cũng vẫn còn, nên nếu dòng vốn từ tín dụng không được kiểm soát tốt đều có thể làm gia tăng rủi ro.
顶: 52踩: 71599Chịu sức ép giá xăng dầu, nhưng CPI vẫn trong tầm kiểm soát trong quý I
Quý I/2022, giá xăng dầu được điều chỉnh 7 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít. Bình quân quý I/2022, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy vậy tính chung quý I/2022, CPI vẫn chỉ tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020.
【leicester city vs leeds united】Dấu hiệu phục hồi kinh tế qua tăng trưởng tín dụng quý I
人参与 | 时间:2025-01-27 01:35:47
相关文章
- iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- Máy bay quân sự ‘Chim Két bất bại’ mang tên SR
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra công điện cứu nạn 2 vụ tai nạn trong ngày
- Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- Xe đặc chủng của Tổng thống Obama: Đặc vụ Mỹ lau chùi bóng nhoáng xe đặc chủng bảo vệ Obama
- Obama đến Việt Nam: Tổng thống Obama đã đến TP.HCM
- Sập mỏ đá ở Thanh Hóa: Tiếng khóc ‘xé lòng’ của những người ở lại
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- Công an có hàm giáo sư được thêm tuổi hưu 10 năm
评论专区