Cán bộ Viện Công nghệ sinh học,ámsátnhiệmvụxâydựngĐạihọcQuốcgiaHuếkqbd monchengladbach ĐH Huế trao đổi trong quá trình làm nghiên cứu Bám sát các nhiệm vụ Trải qua hơn 1 năm, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ĐH Huế đang có những bước tiến gắn chặt với những nhiệm vụ đặt ra. Chỉ riêng trong số bài báo của ĐH Huế được công bố trên các tạp chí uy tín của quốc tế thuộc danh mục Scopus/WoS năm 2020 đã tăng 254 bài so với năm 2019 (549 bài). Thứ hạng thế giới (xếp hạng Webometrics) của ĐH Huế kỳ tháng 1/2021 tăng 8 bậc so với tháng 7/2020, ở vị trí 2.732 thế giới, 761 châu Á và thứ hạng 82 Đông Nam Á. Với xếp hạng QS Asia, ĐH Huế liên tục có mặt trong top 400 - 500 các trường ĐH châu Á giai đoạn 2017 – 2021. Ngoài duy trì tính đa lĩnh vực, đến năm 2021, ĐH Huế đã phát triển lên 146 ngành đào tạo ĐH, 92 ngành đào tạo thạc sĩ và 56 ngành đào tạo tiến sĩ; 63 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II; 12 ngành đào tạo bác sĩ nội trú. PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế cho biết, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị gắn nhiều nhiệm vụ liên quan đến ĐH Huế, trong đó quan trọng là xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường ĐH hàng đầu châu Á... Cán bộ của ĐH Huế làm nghiên cứu trong phòng nuôi cấy mô Để thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết 54, ngay trong Đại hội đại biểu Đảng bộ ĐH Huế, nhiệm kỳ 2020 – 2025, ĐH Huế đã xác định mục tiêu của nhiệm kỳ mới là xây dựng, phát triển ĐH Huế thành ĐH Quốc gia theo định hướng nghiên cứu, phấn đấu đến năm 2025 ở trong tốp 300 các trường ĐH hàng đầu châu Á và 1.000 trường ĐH thế giới, trở thành trung tâm giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Theo PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, trên tất cả các lĩnh vực, ĐH Huế đều hướng đến thực hiện, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết 54 đặt ra. ĐH Huế xác định lộ trình cụ thể, đến năm 2025 có từ 150 – 155 ngành đào tạo ĐH, 95 – 100 ngành đào tạo thạc sĩ, 55 – 60 ngành đào tạo tiến sĩ… Đặc biệt, sẽ chú trọng công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Số lượng các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín tăng 20%/năm và chú trọng tăng số lượng đề tài, chương trình, nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp. Hoàn thiện nhiều giải pháp trọng tâm Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU (ngày 24/5/2021) về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó vai trò của ĐH Huế được xác định ở vị trí hạt nhân. Nghị quyết trên là cơ sở để thúc đẩy vai trò, tạo động lực phát triển cho ĐH Huế, qua đó sớm phát triển thành ĐH Quốc gia. Trên thực tế, ĐH Huế đã khẳng định vị thế của ĐH vùng, trung tâm lớn đào tạo ĐH và sau ĐH, tuy nhiên phát triển ĐH Huế thành ĐH quốc gia là nhiệm vụ quan trọng và không dễ hoàn thành trong ngắn hạn. Ngoài chủ trương và quyết tâm chính trị thì ĐH Huế cần hoàn thiện nhiều giải pháp trọng tâm, từ quản trị ĐH đến vấn đề đội ngũ và chiến lược quy hoạch ngành nghề đào tạo, nghiên cứu khoa học. PGS.TS. Huỳnh Văn Chương khẳng định, thời gian tới, ĐH Huế sẽ tập trung cho các giải pháp trọng tâm. Về quản trị ĐH và nguồn lực đầu tư phát triển, ĐH Huế tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý các cấp theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế, phù hợp với ĐH định hướng nghiên cứu kết hợp ứng dụng, đảm bảo phát huy cao nhất sức mạnh hệ thống. ĐH Huế sẽ tiếp tục tái cấu trúc cấp ĐH Huế và các đơn vị thành viên, thuộc và trực thuộc thật sự hiệu quả, tinh gọn; thực hiện công tác cải cách và phát triển mạnh các hợp phần về ĐH thông minh, ĐH số… Trong đào tạo, ĐH Huế hướng đến xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến, đáp ứng chuẩn đầu ra, nâng cao kiến thức, kỹ năng và đạo đức cho người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội; phát triển các chương trình đào tạo nhóm khoa học - công nghệ, kỹ thuật và tập trung đầu tư cho các ngành mũi nhọn và thế mạnh. Theo lãnh đạo ĐH Huế, xây dựng trở thành ĐH Quốc gia theo định hướng nghiên cứu nên ĐH Huế sẽ quan tâm mạnh về khoa học công nghệ. Đặc biệt, sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm, cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu và đào tạo có trọng điểm, đồng thời phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu trẻ có tiềm năng giải quyết những nhiệm vụ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. ĐH Huế sẽ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo, triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác quốc tế hiện có và tích cực tìm kiếm, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các trường ĐH trong việc phát triển các chương trình, dự án mới… Bài, ảnh: Hữu Phúc |